Vẫn có sức hút riêng
Ít kịch bản hay về nông thôn
Không thể phủ nhận, những bộ phim về nông thôn đã từng là một trong những đề tài quen thuộc của phim truyền hình Việt, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà làm phim và khán giả. Có thể kể hàng loạt bộ phim làm về đề tài này đã thành công, để lại dấu ấn trong nhiều thế hệ người xem như: “Mẹ chồng tôi”, “Chuyện nhà Mộc”, “Đất phương Nam”, “Đất và người”, “Ma làng”, “Gió làng Kình”, “Bí thư tỉnh ủy”… Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Phần – một trong số ít những đạo diễn chuyên về thể loại này cho biết, những yếu tố khiến dòng phim này hút được khán giả chính là từ những câu chuyện bình dị của người nông dân ở các vùng quê nhưng phản ánh những vấn đề nóng hổi của xã hội trong công cuộc chuyển đổi, phát triển nông nghiệp – nông thôn. Hơn thế nữa, hầu hết những người dân thành phố cũng có nguồn gốc từ nông thôn… Do đó, phim về đề tài nông thôn, nếu hay, sẽ có sức thu hút khán giả đáng kể. Các nhà làm phim (trong đó đặc biệt là các nhà biên kịch, đạo diễn) đã cố gắng dồn tâm huyết, tài năng của mình thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh, tạo thành những hình tượng nghệ thuật đáng nhớ trong lòng khán giả.
Một cảnh trong “Thương nhớ ở ai”. Ảnh: Đoàn phim cung cấp |
Tuy nhiên, thời gian gần đây, đề tài nông thôn đang dần ngày một vắng bóng trên sóng truyền hình hiện nay. Thay vào đó, dòng phim về hôn nhân gia đình, tuổi mới lớn, tình yêu đôi lứa… liên tục chiếm sóng giờ vàng của VTV1, VTV3 và nhiều kênh truyền hình giải trí khác. Không quá khó để thấy những bộ phim có cảnh các chàng trai, cô gái xinh đẹp, dùng đồ hiệu, đi xe hơi bóng bẩy đang dần lấn át những hình ảnh thân thương như rặng tre, mái đình, con sông, cánh diều trên màn ảnh nhỏ. Có thể kể đến các phim như “Hôn nhân trong ngõ hẹp”, “Zippo, Mù tạt và em”, “Tuổi thanh xuân”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Người phán xử” … đã nhận được sự chú ý đặc biệt của khán giả. Xu hướng hiện tại cho thấy các đài chú trọng đầu tư phim mang xu hướng thành thị, có nhiều yếu tố giải trí để phục vụ khán giả. Xu hướng này khiến những bộ phim đề tài nông thôn, nếu không phải dự án trọng điểm của các hãng phim lớn sẽ phải chật vật cạnh tranh giờ phát sóng với những phim trên.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho biết: “Phim về đề tài nông thôn ít bởi nhiều lý do: Kinh phí làm phim do nhà đài hay các công ty truyền thông phối hợp với nhà đài để làm đều cần có số thu (bù đắp vốn sản xuất và có lãi). Số thu này chỉ có thể có khi thu hút được các doanh nghiệp tham gia quảng cáo. Các hãng mỹ phẩm, thời trang, trang sức, điện thoại, thiết bị điện, dược phẩm… chỉ muốn quảng cáo, tài trợ cho những bộ phim mà họ cho rằng khách hàng thường xuyên và tiềm năng của họ yêu thích. Thứ hai, đội ngũ làm phim hiện nay phần lớn là người thành phố, ít quan tâm và không có nhiều sự hiểu biết, vốn sống về đời sống của người dân vùng nông thôn, đặc biệt là khâu biên kịch, ít người bỏ công sức đi thực tế, nghiên cứu đầy đủ về những vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hơn thế nữa, để làm phim về nông thôn, đoàn làm phim sẽ phải rời thành phố, tốn kém kinh phí đi lại, ăn ở, thời gian làm việc… Đó là những lý do khiến phim về đề tài nông thôn hiếm hoi”. Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng cho rằng, các đài truyền hình của nhà nước, cần có kế hoạch làm phim hàng năm với sự cân đối các đề tài khác nhau và cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các nhà làm phim. Ví dụ, khi giao cho họ nhiệm vụ khai thác những đề tài khó khăn, phức tạp cần có sự hỗ trợ như tổ chức các chuyến đi thực tế, cung cấp thêm kinh phí để đoàn làm phim thực hiện được những bộ phim ở xa thành phố.
Đầu tư 2 năm, 2.000 cảnh quay kỹ xảo cho một bộ phim về nông thôn
Bộ phim “Thương nhớ ở ai” gồm 34 tập của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, do Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC) đang được phát sóng những tập đầu trên VTV3 vào lúc 14h30 thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần đang thu hút sự quan tâm đông đảo của khán giả, đã cho thấy phim về đề tài nông thôn vẫn có sức hấp dẫn riêng. Phát triển từ nguyên tác văn học “Bến không chồng” và bộ phim điện ảnh cùng tên, bộ phim xoay quanh những thân phận người phụ nữ thời hậu chiến ở làng quê Bắc Bộ trong thời kỳ những năm 1954 - 1975 đầy biến động.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng cho rằng, các đài truyền hình của nhà nước, cần có kế hoạch làm phim hàng năm với sự cân đối các đề tài khác nhau và cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các nhà làm phim. |
Trong phim, khán giả trẻ tuổi sẽ được chứng kiến những hủ tục lạc hậu từ xưa như tục cao đầu bôi vôi, phạt chửa không chồng, trọng nam khinh nữ… Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu những nét văn hóa xưa trong trang phục áo tứ thân, khăn mỏ quả, áo the, yếm đào… Các nét văn hóa duyên dáng miền Bắc trước đây như chiếu chèo sân đình, mân cơm ngoài sân, tắm ao… cũng xuất hiện trong phim. Đây là một dịp để khán giả có thể bước vào thế giới văn hoá ở các làng quê Bắc Bộ thời xưa. Bối cảnh nông thôn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, kho bãi… những không gian đậm chất làng quê Việt Nam tạo nên hình ảnh một ngôi làng Bắc Bộ thuần khiết. Nội dung hấp dẫn cùng bối cảnh lịch sử vừa lạ vừa quen, hứa hẹn sẽ là một bộ phim bom tấn hấp dẫn sau “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng”.
Tuy nhiên, để tạo bối cảnh này, đoàn phim đã mất rất nhiều thời gian cho kỹ xảo để phục dựng bối cảnh nông thôn vốn không còn nguyên vẹn bởi những ngôi nhà ống, mái fibro xi măng và đường bê tông phủ kín. Sự đầu tư kỳ công không chỉ về tiền bạc mà còn về công sức, chất xám của ca ê-kip thực hiện. “Tổng cộng có tới 2.000 cảnh quay kỹ xảo thực hiện với đội ngũ hơn 40 người trong suốt hơn 2 năm. Riêng việc chọn cảnh khiến chi phí gấp 3 lần các phim thông thường. Để làm được bộ phim này, chúng tôi phải đi qua 18 ngôi làng nổi tiếng nhất miền Bắc mới chọn được những bối cảnh ưng ý” - Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết.
Việc VFC vẫn luôn dành sự quan tâm, đầu tư cho những bộ phim về đề tài nông thôn là sự khẳng định nỗ lực muốn tạo nên một dòng phim Việt đậm bản sắc. Những thân phận con người ở các vùng quê bình dị gắn với biến cố thời cuộc, sự chuyển mình của làng quê qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, cuộc sống của bao người dân nghèo ở vùng nông thôn vẫn luôn là hiện thực được cả xã hội quan tâm. Người công nhân hay trí thức, dù đang sống nơi đô thị, trong hay ngoài nước, đa phần trong lòng luôn có một làng quê để thương nhớ. Vì thế, những bộ phim về đề tài nông thôn cần phải được quan tâm, đầu tư hơn nữa.
Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07