Uống rượu vang có tốt cho răng?
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa phẩm cho thấy chiết xuất hạt nho cũng ngăn ngừa việc sâu răng. Phát hiện này có thể dẫn đến sự phát triển các sản phẩm tự nhiên giúp phòng tránh các bệnh về răng miệng. Maria Victoria Moreno-Arribas đến từ Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha và các đồng nghiệp cho biết: Bệnh răng miệng rất phổ biến trên toàn thế giới. Sâu răng, bệnh nướu răng, rụng răng ảnh hưởng khoảng 60 đến 90 % dân số toàn cầu.
Bệnh về răng hình thành khi các vi khuẩn trong miệng liên kết với nhau và tạo thành màng sinh học. Chúng được coi là một cộng đồng vi khuẩn rất khó để tiêu diệt. Các vi khuẩn tạo thành mảng bám và axit làm tổn hại đến răng.
Chải răng, florua trong kem đánh răng, nước và các phương pháp khác có thể giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn nhưng hiệu quả còn hạn chế.
Các thí nghiệm trước đây cũng đã chỉ ra rằng chiết xuất hạt nho và rượu vang có thể làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn và các nhà nghiên cứu đã tiến hành xác định xem liệu rượu vang có thể ngăn ngừa sâu răng được không.
Các nhà nghiên cứu tạo ra một màng sinh học có chứa các vi khuẩn gây bệnh răng miệng sau đó nhúng màng này vào các chất lỏng khác nhau trong vài phút bao gồm vang đỏ, vang đỏ không chứa rượu cồn, vang đỏ với chiết xuất hạt nho, nước và 12 % ethanol.
Kết quả cho thấy vang đỏ có rượu hay không có rượu, vang đỏ với chiết xuất hạt nho cho hiệu quả nhất trong việc loại bỏ các vi khuẩn.
Rượu vang đỏ có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ răng, hạn chế được việc chúng sản sinh ra các axit gây sâu răng và các bệnh về răng miệng. Đây là tin tốt cho bất cứ ai tìm thêm một cái cớ về lợi ích của rượu vang để uống chúng vào bữa ăn tối của mình.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học John Hopkins School of Medicine, ở Baltimore cũng nói thêm rằng mặc dù trong rượu vang có các chất chống oxy hóa được cho là có tác dụng chống lão hóa nhưng họ cũng chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy resveratrol , một thành phần được tìm thấy trong vỏ của nho đỏ và sô cô la có mối liên kết với việc làm tăng tuổi thọ của con người, mức độ ảnh hưởng không đáng kể đến các bệnh viêm nhiễm, bệnh tim mạch, ung thư hay tuổi thọ.
Theo Dân trí
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05