Ứng xử với nguồn nước Mê Kông: Cần sự hợp tác từ các bên

Những ngày qua, khu vực miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên đã có những cơn mưa, giúp người nông dân giảm tải một phần khó khăn sau cơn hạn hán kéo dài gần 6 tháng. Thế nhưng, những cơn mưa này chưa đủ lớn để đẩy lùi nước mặn ra biển. Bởi thế, để bảo vệ nguồn nước trên dòng sông Mê Kông, không chỉ là vấn đề ứng xử với thiên nhiên, mà còn là trách nhiệm của các quốc gia trong vấn đề chia sẻ nguồn nước trên dòng sông này.
ung xu voi nguon nuoc me kong can su hop tac tu cac ben Tăng cường bảo vệ du khách đến các thành phố du lịch hạ nguồn sông Mê Kông

Từ xưa đến nay, nói đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều hình dung ra đó là một khu vực trù phú, là vựa lúa của Việt Nam, thậm chí là của thế giới. Tuy nhiên, bao năm qua vùng này cứ đến “mùa nước nổi” lại phải chấp nhận cảnh “sống chung với lũ”, do nước thượng nguồn Mê Kông đổ về.

ung xu voi nguon nuoc me kong can su hop tac tu cac ben
Cần phải ký kết văn bản cụ thể trong vấn đề chia sẻ nguồn nước và bảo vệ lợi ích của người dân trên dòng sông Mê Kông.

Để đảm bảo cho cuộc sống của người dân được yên tâm hơn vào mùa lũ, tại khu vực ĐBSCL một số đê bao, đập ngăn lũ đã được dựng lên. Việc xây dựng các con đập chắn lũ tại tỉnh An Giang đã giảm thiểu phần nào lũ tràn xuống vùng hạ lưu Kiên Giang và các tỉnh giáp biển tại ĐBSCL..

Chia sẻ câu chuyện trên để thấy rằng, những năm trước, ĐBSCL luôn được coi là túi chứa nước. Thế nhưng, một vài năm trở lại đây, khu vực này  bỗng trở thành điểm nóng về hạn hán, ngập mặn và rơi vào tình trạng ngóng chờ nước, khiến người dân lại rơi vào tình trạng khó khăn mới.

Chia sẻ về mối nguy hại này, ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, sắp tới nếu 11 đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông được xây dựng, thuộc địa phận đất nước Campuchia và Lào, chắc chắn sẽ làm giảm lượng phù sa rất lớn xuống ĐBSCL, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân ở khu vực này.

Bên cạnh đó, sẽ có khoảng hơn 17 triệu người Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ quả của tác động môi trường, liên quan đến dòng Mê Kông.

Anh Trần Khánh Ly (ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau), hiện đang sống và làm việc tại T.P Hồ Chí Minh cho biết: “Trước đây, mùa lũ đến, khu vực nhà anh sinh sống thường bị ngập chìm trong nước. Không chỉ có hoa màu bị thiệt hại, mà vật nuôi cũng không thể sinh tồn.

Bao năm thiệt hại vì lũ, gia đình tôi đã phải bỏ xứ lên thành phố mưu sinh mỗi khi lũ về…Song hiện nay, thời gian “bỏ xứ” nhiều hơn, bởi không chỉ phải hứng chịu lũ lụt, người dân phải đối mặt với hạn hán, xâm mặn kéo dài, khiến cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn”.

Theo các chuyên gia nếu không có gì thay đổi, cuộc sống của người dân ĐBSCL trong một vài năm tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn bởi hạn mặn. Chỉ riêng trong năm nay, thời gian hạn, mặn đã đến sớm hơn thường lệ.

Theo phân tích đưa ra từ các nhà khoa học tại trung tâm khí tượng thủy văn ĐBSCL, tổng dòng chảy trung bình trên dòng sông Mê Kông một năm (bắt nguồn từ Trung Quốc đến Việt Nam) vào khoảng gần 475 tỉ m3. Các đập thủy điện ở Trung Quốc có trữ lượng lớn, chiếm đến 16% trữ lượng nước của cả dòng sông.

Vào mùa khô, thượng nguồn sông Mê Kông tại Trung Quốc cung cấp đến 30% dòng chảy. Tuy nhiên, điều các nhà khoa học lo lắng lại không đến từ các đập thủy điện tại Trung Quốc, mà đến từ việc tới đây phần hạ lưu sông Mê Kông trên địa phận Campuchia và Lào sẽ hình thành thêm 11 đập thủy điện nữa, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tại ĐBSCL.

Chia sẻ về mối nguy hại này, ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, sắp tới nếu 11 đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông được xây dựng, thuộc địa phận đất nước Campuchia và Lào, chắc chắn sẽ làm giảm lượng phù sa rất lớn xuống ĐBSCL, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân ở khu vực này.

Bên cạnh đó, sẽ có khoảng hơn 17 triệu người Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ quả của tác động môi trường, liên quan đến dòng Mê Kông. Vì thế, không chỉ Chính phủ Việt Nam, mà các tổ chức, hiệp hội và các nhà khoa học trên thế giới đang bày tỏ lo ngại và yêu cầu các nước dừng việt xây dựng đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông. Đồng thời, yêu cầu các quốc gia có những biện pháp ứng xử tốt hơn với nguồn nước trên dòng sông này.

Ông Trung cũng cho rằng, hiện nay mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra hơn 1 triệu tấn cá tra, 3 triệu tấn trái cây, 25 triệu tấn lúa…các nông sản ở đây không chỉ cung cấp cho châu Á, mà còn cung cấp cho cả thế giới. Vì thế, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ khu vực được coi là vựa lúa châu Á này.

Tuy nhiên, để bảo vệ nguồn nước và các lợi ích trên dòng sông Mê Kông, cũng như giúp ĐBSCL hạn chế bớt những thiệt hại từ những hệ quả của việc hình thành các đập thủy điện trên dòng sông này, không chỉ có Việt Nam mà tất cả các quốc gia có dòng Mê Kông chảy qua, cần phải cùng nhau ký kết biên bản thỏa thuận chung về việc chia sẻ, quản lý nguồn nước cũng như cung cấp các thông tin về dòng chảy, lưu lượng nước…

Cạnh đó, phải kịp thời thông báo đến người dân để có sự chuẩn bị, thay đổi hoặc thích nghi với điều kiện môi trường sống, đó là cách tốt nhất để quản lý và sử dụng nguồn nước trên dòng sông Mê Kông.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 15/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 1/1 đến ngày 10/7, đã có 142 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,1 độ richter theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3,5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin. Đặc biệt, ngày 25/3/2024, trận động đất có độ lớn 4 độ richter đã xảy ra tại ở khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng, gió đông nam cấp 2-3.
Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

(LĐTĐ) Không chỉ chú trọng tới việc khai thác lợi thế của các con sông trên địa bàn Thủ đô, mà việc giữ gìn và bảo vệ các ao, hồ cũng Thành phố đặc biệt quan tâm. Tại điều 28 của Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề nghiêm cấm việc san lấp, lấn chiếm các ao hồ đã được luật hoá, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng diện tích ao hồ của Hà Nội đang ngày càng bị thu hẹp…
Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 12/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ từ 27 - 36 độ.
Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 10/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng chiều tối có lúc có mưa rào và dông, đêm không mưa.
Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 9/7, khu vực Hà Nội tiếp tục nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Xem thêm
Phiên bản di động