Làm trúng sẽ đúng mục tiêu
Theo đó, chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn của Chính phủ phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90 - 95%; tỉ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%; tỉ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85%.
Đến năm 2025, tỉ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 - 100%; tỉ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%. Để đạt được mục tiêu trên, chương trình sẽ thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn; quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước; ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm cấp nước an toàn; nâng cao năng lực về cấp nước an toàn; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng...
Với phương châm, Hà Nội là Thủ đô, nên phải đi trước về trước trong tất cả mục tiêu mà nghị quyết của Đảng và Chính phủ đề ra, trong đó có mục tiêu nước sạch dùng cho sinh hoạt là ví dụ điển hình.
Tại kỳ họp thứ 2 của HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020, theo đó phấn đấu từ nay đến năm 2020 cả 100% dân số của Thành phố được sử dụng nước máy (nước sạch). Đáng chú ý, không chỉ dùng nước sạch mà nước sạch ở đây được áp dụng theo tiêu chuẩn châu Âu- nghĩa là có thể uống tại vòi. Để thực hiện được mục tiêu “kép” này, theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, hiện thành phố đang hợp tác với Đức để cho ra đời một công nghệ lọc nước cho phép uống nước ngay tại vòi, tiêu chuẩn của Châu Âu. Có một tập đoàn của Đức sản xuất cho thành phố Hà Nội. Dự kiến đầu tháng 9. 2016 có thể triển khai đại trà. Với công nghệ lọc nước của Đức, giá thành cao nhất khoảng 5,6 triệu đồng/hộ. Khi số hộ sử dụng nhiều thì giá thành có thể giảm xuống 3 triệu đồng/hộ. Trong tháng 8 này, tập đoàn của Đức sẽ đưa các thiết bị này sang để thực hiện.
Tại kỳ họp thứ 2 HĐNDTP, khi các đại biểu chất vấn về vấn đề này, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, bình lọc nước sạch công nghệ của Đức là sản phẩm Hà Nội đặt riêng và đây là sản phẩm độc quyền của Hà Nội. Bình lọc nước có tuổi đời 15 năm, có thể hút nước từ sông lên không cần qua bể lọc, sau khi đưa vào bình có thể uống tại vòi. Trong 15 năm đó cũng không cần phải sử dụng hóa chất gì để lọc.
Kỳ họp thứ 2 HĐNDTP. Hà Nội kết thúc, liên quan đến mục tiêu trên, không ít người dân và chuyên gia tỏ ra băn khoăn, hiện nay cư dân nội thành đang sử dụng nước máy, thậm chí nước của Phần Lan hẳn hoi mà hộ gia đình vẫn phải sử dụng máy lọc nước mới dám sử dụng trong việc nấu ăn. Vậy nước máy cả nông thôn lẫn thành thị đều có thể uống được từ vòi có khả thi không?
Trao đổi với PV về chủ đề này, anh Nguyễn Trần Nam hiện làm tại một ngân hàng TMCP, người từng du học ở Đức và hơn 10 năm làm việc cho các hãng, doanh nghiệp của Đức tại Hà Nội cho biết: Thực ra với một thành phố diện tích lớn và đông dân số như Hà Nội, vùng ngoại thành lại đang thiếu nước máy cho sinh hoạt thì việc nghĩ đến 4 năm nữa có nước sạch dùng đã vui, lại sử dụng nước máy uống tại vòi thì dân băn khoăn là đúng.
“Nhưng từng là người sống nhiều năm bên Đức và làm việc cho người Đức, tôi hiểu nền công nghệ của Đức thế nào. Khi họ đã đặt bút ký với thành phố Hà Nội về dự án nước sạch, nghĩa là họ đã tiến hành điều tra dân số ở thời điểm hiện tại và tương lai cũng như hạ tầng của hệ thống cung cấp nước sạch ra sao. Không những thế, công nghệ lọc nước sạch bằng nano rất tiên tiến, nên việc Hà Nội đạt mục tiêu đến năm 2020 cả 100% dân số có nước sạch và có thể uống ngay tại vòi là hoàn khả thi”- anh Nam nhấn mạnh.
Dưới góc nhìn chính sách, một số chuyên gia cho rằng, điều mà người dân cần ở các cơ quan quản lý Nhà nước là phải biết biến cái không thể thành cái có thể. Và điều quan trọng cơ quan quản lý Nhà nước phải chứng minh với người dân đó không chỉ là mục tiêu mang tính khẩu hiệu, mà phải biến mục tiêu thành quyết tâm hành động để chọn những cách làm phù hợp mới là điều quan trọng. Nên việc UBNDTP Hà Nội chọn mục tiêu “kép” về chương trình nước sạch từ nay đến năm 2020 như vậy là một hành động mang tính đột phá.
H.P
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25