Ứng phó về mặt tâm lý với bệnh ung thư

Tinh thần có thể quyết định một nửa cơ hội chiến thắng bệnh ung thư. Vậy làm sao để giành được 50% cơ hội chiến thắng đó? TS.Lê Văn Hảo - Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đưa ra những phân tích khoa học và những chia sẻ bổ ích giúp bệnh nhân ung thư và người nhà ứng phó tốt hơn với bệnh ung thư.
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Chăm sóc, giảm đau cho bệnh nhân ung thư rất quan trọng
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Bé gái 6 tuổi bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Chưa có văn bản nào cho phép
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Một số bệnh da hay gặp trong mùa hè và thuốc trị
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu
TS. Lê Văn Hảo – Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

PV: Thưa TS.Lê Văn Hảo, khi một người biết mình mắc bệnh ung thư, sẽ có những diễn biến tâm lý như thế nào?

- Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử. Từ “ung thư” thường được dùng để mô tả một cái gì đó như một tai họa ẩn mình, mang tính chất tàn phá rất kinh khủng. Khi được chẩn đoán là bị ung thư, trong trạng thái bị sốc ban đầu, người bệnh thường đặt câu hỏi: Sao lại là mình? Mình sẽ nói gì với gia đình? Cuộc sống của mình sẽ ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra?...Rất nhiều câu hỏi rối bời và chưa có câu trả lời.

Nhiều người cho rằng, khi vừa chẩn đoán bị ung thư, con người thường có 6 nỗi sợ, gồm: Sợ chết, sợ bị phụ thuộc (vào gia đình, con cái, bạn đời), sợ hình dạng cơ thể mình sẽ xấu xí, sợ bị khuyết tật, sợ bị đổ vỡ (ví dụ như các mối quan hệ), sợ khó chịu (đau đớn/đau khổ). Các nỗi sợ này trong tiếng Anh đều bắt đầu bằng từ D, nên người ta gọi là “6 D’s (death, dependency, disfigurement, disabillity, disruption, discomfort). Như thế, nếu trong bạn xuất hiện vài nỗi sợ như vậy, thì hãy nhớ rằng, hầu hết những người cùng cảnh ngộ như bạn trên thế giới đều ít nhiều trải qua và có cảm giác tương tự. Các phản ứng trên đây xuất hiện trong một giai đoạn điều trị hoặc sau điều trị. Trong trạng thái đó, một số bệnh nhân lại học cách cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống nói chung và đời sống tâm linh nói riêng hay trân trọng, quý giá thời gian dành cho người thân và những việc làm có ý nghĩa…

PV: Theo TS, bệnh nhân sẽ phải chuẩn bị tâm lý ứng phó thế nào với căn bệnh ung thư trong thời gian điều trị bệnh?

- Ứng phó là các nỗ lực về mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi để giải quyết vấn đề do thực tế bạn bị ung thư tạo ra. Nói cách khác, ứng phó và tìm cách để hiểu hoặc làm những gì cần thiết để cải thiện tình hình, chứ không phải là chấp nhận vấn đề một cách vô vọng. Nhìn chung, quá trình ứng phó này liên quan đến ít nhất 2 giai đoạn: Giai đoạn đối mặt/đương đầu tương ứng với câu hỏi “Có gì đó làm mình vô cùng lo phiền?” và giai đoạn xoay xở/chế ngự “Mình sẽ làm gì với nó?”. Việc bệnh nhân thích ứng ra sao với bệnh ung thư của họ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ phản ứng của họ đối với chẩn đoán ưng thư vì chẩn đoán ung thư này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội sống của bệnh nhân.

Ung thư thường là chủ đề cấm kỵ về mặt xã hội và lâm sàng. Người ta dùng các lối nói tránh như bị u/bướu, bị K… để tránh dùng từ ung thư. Điều này phản ánh một thái độ tiêu cực phổ biến đối với ung thư trong bệnh nhân, gia đình và nhân viên y tế. Nó cũng phản ánh nỗi sợ và một số nhận thức sai lệch về ung thư. Bách sĩ hay nhân viên y tế cũng có thể e ngại khi trao đổi hay thông báo tin xấu này cho bệnh nhân và gia đình họ. Nhận thức về bệnh ung thư cũng tác động tới sự thay đổi niềm tin về khả năng phục hồi và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhân viên y tế hay tâm lý.

Nhìn chung, những bệnh nhân dùng chiến lược ứng phó bằng cách nhìn nhận lạc quan hơn về căn bệnh của mình (tức là chấp nhận nó, tìm kiếm giải pháp, sự hỗ trợ của người thân…) thường ứng phó tốt hơn những người bi quan, tuyệt vọng. Sau sự đối mặt là sự xoay xở, đấu tranh với căn bệnh. Đây là một giai đoạn có thể kéo dài, tiến triển theo từng bước một (từ phủ nhận, tức giận… cho đến chấp nhận) và thống nhất về mặt nhân thức, cảm xúc và hành vi.

ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu
Ảnh minh họa.

PV: Vậy, theo TS, khi đã chấp nhận thực tế là bị ung thư, người bệnh nên làm gì để có một tâm lý tốt để điều trị bệnh hiệu quả nhất?

- Như đã chia sẻ, hiệu quả điều trị ung thư không chỉ phụ thuộc vào điều trị y khoa mà còn phụ thuộc vào thái độ và niềm tin của bệnh nhân và gia đình về căn bệnh ung thư. Trước hết, bệnh nhân cố gắng duy trì các hoạt động thường ngày ở mức phù hợp, đặc biệt là các hoạt động thường yêu thích. Vận động phù hợp tốt cho sức khỏe và thể chất và đặc biệt là giúp bệnh nhân dễ vượt qua tâm trạng u uất, trầm cảm. Như thế nó cũng giúp người bệnh giữ được mức độ độc lập nhất định, không phải phụ thuộc nhiều vào người thân, nhất là trong các việc cá nhân, thường nhật. Sau đó, bệnh nhân nên tìm hiểu các thông tin, kiến thức về y khoa liên quan đến bệnh và điều trị bệnh của mình - như hỏi bác sĩ, y tá các câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư và cách điều trị nó; tích cực tham gia vào quá trình ra các quyết định liên quan đến điều trị; thực hiện các bài tập thư giãn; giảm lo âu trong quá trình điều trị, sau điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân cần ứng phó với những đổi thay về mặt thể chất, chóng mặt, buồn nôn, chế ngự các cơn đau; chấp nhận những thay đổi về thể chất (rụng tóc); chấp nhận thực tế là mình bị ung thư, duy trì hy vọng; giảm cảm giác tiêu cực về ung thư; duy trì óc hài hước; thường xuyên chia sẻ cảm xúc, mối quan tâm, bận tâm với người thân; tìm sự hỗ trợ từ gia đình và người cùng cảnh ở bên ngoài…

Nhiều bệnh nhân ung thư hiểu rằng mắc bệnh ung thư không phải là chấm hết. Và, chính tinh thần lạc quan, không đầu hàng số phận đã giúp cho nhiều bệnh nhân ung thư kéo dài sự sống, thậm chí khỏi bệnh.

Xin cảm ơn ông!

Thu Trang (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe

Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô…
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai

Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong số hơn 1.900 ca mắc bệnh sởi của toàn tỉnh nói trên, hiện còn 140 bệnh nhân đang còn điều trị tại bệnh viện, chủ yếu là Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Từ đầu năm 2024 đến nay, có 4 bệnh nhân sởi mức độ nặng phải thở máy, chưa có trường hợp tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động