Ứng dụng Công nghệ cao thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS
Khai mạc Hội nghị Quan chức cao cấp Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng | |
Chính thức khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 và CLV 10 | |
Tổng duyệt chuẩn bị GMS-6 và CLV-10 |
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển đa dạng các nhóm sản phẩm nông nghiệp, các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng đã từng bước phát huy tốt vai trò trụ đỡ của nông nghiệp cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, nông nghiệp của các nước GMS có năng lực xuất khẩu tốt, đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch thương mại toàn cầu; Tính cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Tiểu vùng Mekong mở rộng còn dựa rất lớn vào lợi thế là cửa ngõ giao thương quan trọng của thế giới, là nơi trung chuyển hàng hóa quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi Thảo luận |
Trong thời gian tới, nông nghiệp sẽ tiếp tục là ngành quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và là bệ đỡ quan trọng cho các ngành kinh tế khác tại Tiểu vùng Mekong mở rộng. Đồng thời, dư địa thị trường và cơ hội cho đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vô cùng rộng lớn. Kể từ đầu thế kỷ 21, thế giới chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhu cầu đối với hàng nông lâm thủy sản cùng với tăng trưởng kinh tế và hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng. Với lợi thế về nông nghiệp, các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng sẽ còn dư địa rất lớn để chiếm lĩnh thị trường thực phẩm toàn cầu với quy mô 15.000 tỷ USD/năm, và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với thương mại hàng NLTS ở mức gần 2.000 tỷ USD/năm.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT, hiện nay, chúng ta đang phải đối diện với hàng loạt thách thức cần xử lý để tận dụng tốt nhất lợi thế về nông nghiệp của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng. Trong khi đó, khung pháp lý của chúng ta thường chưa được hoàn thiện kịpthời để đáp ứng với tình hình mới; việc xử lý tranh chấp thương mại gặp nhiều khó khăn khi năng lực giải quyết còn yếu.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Tài nguyên đất, tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp không chỉ do quá trình đô thị hóa mà còn do tác động của biến đổi khí hậu; nông nghiệp của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng vẫn phần lớn dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết chuỗi giá trị. Trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp còn ở mức thấp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được phát huy mạnh mẽ.
Vì thế, khoa học công nghệ được coi là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá cho các nước với các tiềm năng ứng dụng mới như: Ứng dụng từ trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất; Công nghệ sinh học giúp giải mã nhanh các hệ gen tạo ra những giống cây trồng mới chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; Công nghệ viễn thámphục vụ công tác trong quản lý, giám sát, dự báo lũ, lụt trên các lưu vực sông, cảnh báo cháy rừng...
Phiên thảo luận Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS |
Tham luận tại Phiên thảo luận, ông Samuel Maruta, người sáng lập và Chủ tịch Công ty MAROU cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển KTXH, đặc biệt là nông nghiệp. Trong đó, phải kể đến những mặt hàng nổi tiếng của Việt Nam như: Gạo, hạt điều, cà phê… khi chúng tôi bắt đầu sản phẩm Cacao của Việt Nam rất khiêm tốn, nhưng chỉ vài năm sau loại cây này tăng trưởng rất nhanh chóng. Từ hạt Cacao chúng tôi đã phát triển rất nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là thanh Socola, chúng tôi chú trọng nhiều xây dựng thương hiệu, thâm nhập phân khúc cao của thị trường trên thế giới; tham gia nhiều cuộc thi và dành giải thưởng lớn tại các nước trên thế giới.
Để đạt được những thành công trên, chúng tôi luôn chủ động trao đổi, tư vấn với người dân để đảm bảo chất lượng đầu vào cho hạt Cacao. Đó cũng là bí quyết làm Sco la ngon, tốt hơn. Cacao ngon đến từ chính các nông trại và nông dân đóng vai trò chính đưa chất lượng Ccao tốt nhất. Bên cạnh đó, cần phải thay đổi mô hình sản xuất cũ, thay đổi cách tiếp cận từ thị trường lớn, bằng việc tiếp cận thị trưởng nhỏ nhưng phân khúc cao và bền vững.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cam kết dài hạn với thị trường Cacao Việt Nam trong việc ổn định thị trường, qua đó, điều chỉnh làm sao không bị thiếu hụt nguyên liệu khi diện tích ngày càng bị thu hẹp.
Là điều phối viên tại Phiên tọa đàm, ông Osusmane Dione, Giám đốc WB Việt Nam đã đề cập đến các giải pháp tăng cường liên kết giữa chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng, nâng cao giá trị gia tăng của cấc sản phẩm nông nghiệp tại các nước GMS. Về vấn đề này, ông Anut Visetrojana, Tổng Thanh tra, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ, chúng tôi rất tự hào về những gì đã đạt được trong linh vực NN khu vực GMS, chúng ta phải tăng cường hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, hiểu biết thấu đáo định vị nông nghiệp GMS đang ở đâu; bởi lẽ, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp là ko có giới hạn và sẽ tăng đáng kể, khi đó đời sống người dân cũng sẽ được tăng lên.
Hiện nay, nông dân tìm kiếm sản phẩm tốt cho sức khỏe, ko ảnh hưởng đến môi trường… Chúng ta thay đổi bộ mặt nông nghiệp thì sẽ thay đổi bộ mặt kinh tế và để sản xuất được sản phẩm an toàn, sẽ phải phối hợp và tham vấn doanh nghiệp tư nhân, có chính sách, chiến lược cụ thể; tri thức, tăn năng lực cho nông dân để ứng dụng công nghệ cao, maketing thâm nhập thị trường, giá nguyên liệu đầu vào để điều chỉnh sản xuất; đây là những yếu tố quan trọng ko chỉ tăng năng suất, sản xuất mà còn có sản phẩm an toàn; thúc đẩy chuỗi giá trị kết nối giữa các quốc gia trong khu vực. Với cam kết cao sẽ biến khu vực GMS thành khu vực cung ứng nông sản trên toàn cầu; kết nối doanh nghiệp tư nhân nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ trưởng Bộ Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia San Vanty cũng cho rằng, để tăng cường chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, chúng ta phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện nay, trong chuỗi giá trị toàn cầu đang có nhu cầu rất cao, và cũng là yêu cầu của WTO với các nước thành viên, đó là tiêu chuẩn hóa từ khâu đầu tiên đến khấu cuối cùng. Sẩn phẩm an toàn, chất lượng cao, để đảm bảo các nguyên tắc tiêu chuẩn cần sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ giữa tất cả các khâu trong sản xuất. “Khuyến khích người nông dân trao đổi qua chợ điện tử, khuyến khích trao đổi hàng hòa, thông tin với nhau, diễn đàn tương tác, người tiêu dùng có thể kết nối trực tiếp với nông dân qua diễn đàn. Khi đó, sản phẩm sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và phát triển bền vững”, đại diện Campuchia nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55