UBND TP Hà Nội: Tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc
Thông qua NQ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội | |
Cấp nước sạch nông thôn đạt 100% quy hoạch vào năm 2020 |
Nước sạch, môi trường, an toàn thực phẩm: 3 ưu tiên hàng đầu
Nước sạch nông thôn là một trong những vấn đề “nóng” được nhiều đại biểu (ĐB) đặt câu hỏi chất vấn.
Thành phố phấn đấu đến năm 2020, 100% dân số có nước sạch để dùng. |
Trả lời chất vấn của các ĐB, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) cho biết: Sở đang quản lý 7 dự án và đến hết năm 2015, đã đưa 3 dự án vào hoạt động. 3 dự án còn lại, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm nay ở huyện Thanh Oai, tiến độ đến nay đạt 70%, ở huyện Thường Tín đạt 40%.
Riêng dự án cấp nước sạch ở huyện Chương Mỹ, tiến độ đạt 70%, dự kiến đến tháng 10 năm nay sẽ được đấu nối tới các hộ dân. Về dự án 3.000 bể lọc, Sở NNPTNT được giao nhiệm vụ hỗ trợ bể lọc cho các hộ dân 4 huyện: Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên.
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định: Với tinh thần thẳng thắn, quyết liệt, cầu thị, phiên chất vấn đã hoàn thành nội dung đặt ra. Phiên chất vấn có sự tham gia của 100% số thành viên UBND TP, giám đốc các sở, ban, ngành. Đây là lần đầu tiên, phần trả lời chất vấn có số lượng thành viên UB tham gia nhiều nhất, với 9 giám đốc sở, ngành, 3 Phó Chủ tịch và Chủ tịch UBND TP trực tiếp phát biểu, làm rõ thêm các vấn đề được nhiều cử tri quan tâm. Phiên trả lời chất vấn của các thành viên UBND TP và cá nhân Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chắc chắn sẽ tạo được bước chuyển biến trong công tác điều hành. |
Trong thời gian vừa qua, mô hình cấp nước cho các hộ gia đình ở Phú Xuyên đã phát huy hiệu quả và trong thời gian tới, Thành phố sẽ cấp thêm kinh phí để nhân rộng mô hình này.
Còn theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, toàn bộ vùng nông thôn dùng nguồn nước ngầm. Đối với cấp nước nông thôn bằng nguồn nước mặt chưa có. Tổng công suất trên địa bàn là 900.000m3/ngày - đêm cho khu vực dân cư tập trung, khu vực đô thị cộng thêm với 110.000 đến 150.000m3/ngày - đêm mới chỉ đạt được hơn 1 triệu m3/ngày - đêm.
Theo quy hoạch chung, Hà Nội còn thiếu 100.000 - 120.000m3 ngày -đêm. Vì vậy, trong việc cấp nước cho khu vực nông thôn hiện nay, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% quy hoạch đề ra.
Giải pháp cấp nước đối với các vùng như ở Sóc Sơn - nơi có nhiều vùng bị ảnh hưởng từ các bãi rác, các hộ dân trong phạm vi từ 500 - 1.000m sẽ xem xét cấp nước, còn từ 0 - 500 m sẽ xem xét di dời. Những khu vực cấp bách sẽ được đẩy nhanh tiến độ.
Về vấn đề này, thay mặt UBND TP - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định phấn đấu đến năm 2020, 100% số người dân Hà Nội (cả thành thị và nông thôn) được dùng nước sạch (mục tiêu phấn đấu này đã được đưa vào nghị quyết với sự nhất trí cao của các đại biểu). “Nước sạch ở đây là người dân có thể uống ngay tại vòi”- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, hiện nay Thành phố đang hợp tác với đối tác nước ngoài và tiến hành thí điểm tại các hộ gia đình ở Phú Xuyên. Chỉ trong một ngày đã lắp đặt công nghệ Nano cho 60 hộ. Tất cả các mẫu nước đã được gửi phân tích và đều đảm bảo nước sạch có thể uống ngay tại vòi. Cuối tháng 8 TP sẽ triển khai đại trà mô hình này.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng khẳng định, trong thời gian qua, UBND TP đã thực hiện nhiều đầu việc nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô. Như chương trình trồng mới và cải tạo cây xanh, để thực hiện mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh, TP đã thực hiện tái cơ cấu Công ty Công viên Cây xanh từ 21 xí nghiệp xuống 6 xí nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cử nhân viên cây xanh đi học nước ngoài nhằm học tập công nghệ như cắt tỉa, trồng cây...
Về nội dung xử lý nước thải, TP sẽ xây dựng các nhà máy xử lý tại các khu làng nghề Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu. Ngay trong tháng 10 tới, TP sẽ khởi công 2 nhà máy xử lý nước thải lớn từ công nghệ và nguồn vốn ODA. Dự kiến các nhà máy này sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018, qua đó xử lý nước thải sinh hoạt tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy và Thanh Xuân.
Liên quan nhóm vấn đề thực hiện vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP), 3 việc cơ bản TP thực hiện trong 6 tháng đầu năm là quy hoạch ban chỉ đạo, quy việc quản lý về một mối và thực hiện giải pháp đồng bộ.
Tất cả các hoạt động đảm bảo vệ sinh ATTP đều được thực hiện trên tinh thần kiểm soát toàn bộ xuất xứ của thực phẩm lưu thông trên thị trường, kiểm soát được chất lượng và nâng cao ý thức, đạo đức, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Thành phố cũng sẽ trang bị hệ thống kiểm tra nhanh chất lượng thực phẩm và triển khai đồng bộ.
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhóm vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trở thành động lực phát triển kinh tế TP, trả lời các câu hỏi chất vấn của ĐB về việc làm thế nào để DN tiếp cận dự án “Vườn ươm DN” của TP? TP có giải pháp gì để cải thiện để giám khó khăn cho DN và thu hút đầu tư ?... Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Văn Tứ cho biết: TP luôn quan tâm đến số lượng và cả chất lượng của DN. Tháo gỡ khó khăn cho DN là nhiệm vụ được TP xác định ưu tiên hàng đầu.
Về thực tế TP đi đầu trong toàn quốc về hỗ trợ DN, TP đã thực hiện vào cuộc với DN thông qua: Nắm bắt khó khăn từ DN thông qua các buổi tiếp xúc; sửa đổi bổ sung chính sách cho phù hợp thực tế của DN; cải cách hành chính... Đồng thời, TP đã có 5 giải pháp, như tăng cường kiến thức khởi nghiệp cho DN; TP đi đầu đào tạo CEO.
Năm 2016, TP tập trung nâng cấp đào tạo CEO theo chất lượng cao. Thực hiện đúng quy định của Trung ương về đình, dãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính như giãn thời gian nộp thuế như thuế VAT, thuế thu nhập DN…
Cùng với đó, TP thường xuyên đi đầu thực hiện giải pháp của chính phủ trong gỡ khó khăn của thị trường bất động sản, chuyển một số dự án đúng quy định từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với thị trường, có chương trình kết nối với ngân hàng để hỗ trợ người mua nhà thực hiện gói tín dụng 30 ngàn tỉ đồng để làm vực dậy, ấm dậy thị trường bất động sản.
Còn Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Trọng Đông báo cáo: Thời gian vừa qua, Sở đã tích cực tham mưu với thành phố trong việc cải cách hành chính (CCHC). Sở đã rà soát và cắt giảm 30 - 50% thủ tục, giảm thời gian giải quyết ít nhất 30% với lĩnh vực môi trường, thủ tục đăng ký đất đai không quá 14 ngày.
Bên cạnh đó, Sở cũng thực hiện việc luân chuyển hồ sơ triệt để, từ quyết định giao đất, bàn giao mốc giới...chỉ sử dụng 1 hồ sơ và không cần nộp hồ sơ mới với các thủ tục khác...
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28