Cấp nước sạch nông thôn đạt 100% quy hoạch vào năm 2020
Khắc phục vi phạm PCCC ở chung cư còn chậm | |
Hà Nội đi đầu trong hỗ trợ DN | |
Thành phố tập trung giải quyết những vấn đề lớn và khó | |
Khai mạc kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại kỳ họp |
“Nóng vấn đề nước sạch”
Về vấn đề nước sạch nông thôn ĐB Phạm Xuân Phương chất vấn: Theo mục tiêu đến 2020, 50% dân số trên địa bàn thành phố được sử dụng nước sạch. Làm thế nào để từ nay đến 2020 đạt được mục tiêu trên trên? Khi nào người dân trong vùng ảnh hưởng của bãi rác Nam Sơn được hưởng sự hỗ trợ của Thành phố về vấn đề nước sạch?
ĐB Hoàng Mạnh Phú (Phúc Thọ), ĐB Nguyễn Quang Thắng (Hoàn Kiếm) đặt câu hỏi: Chất lượng nước tại các vùng nông thôn chưa được kiểm định hoặc kiểm định nhưng chưa có giải pháp xử lý nếu nhiễm độc. Vậy trách nhiệm kiểm định chất lượng nước thuộc về cơ quan nào?
Trả lời chất vấn, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Sở NN&PTNT đang quản lý 7 dự án. Đến hết năm 2015, đã đưa 3 dự án vào hoạt động tốt. Còn 3 dự án dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm nay ở huyện Thanh Oai, tiến độ đến nay đạt 70%, ở huyện Thường Tín đạt 40%. Riêng dự án cấp nước sạch ở huyện Chương Mỹ, tiến độ đạt 70%, dự kiến đến tháng 10 năm nay sẽ được đấu nối tới các hộ dân.
Đến cuối năm 2017 sẽ kết thúc các dự án này. Về dự án 3.000 bể lọc, Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ hỗ trợ bể lọc cho các hộ dân 4 huyện: Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên. Trong thời gian vừa qua, mô hình cấp nước cho các hộ gia đình ở Phú Xuyên đã phát huy hiệu quả và trong thời gian tới thành phố sẽ cấp thêm kinh phí để nhân rộng mô hình này. Về trạm cấp nước tập trung, đến nay, Sở NN&PTNT đã làm xong công tác chuẩn bị đầu tư, chúng tôi đang kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào dự án theo ngân sách thành phố.
TP cũng tổ chức nhiều hội nghị để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào dự án. Hiện nay, TP có tổng cộng 110 công trình cấp nước. Nhiều trạm cấp nước được xây dựng từ những năm 90, trong đó có nhiều công trình được giao cho các huyện, xã làm chủ đầu tư. Trong khảo sát đánh giá, các trạm cấp nước do doanh nghiệp quản lý hoạt động hiệu quả nhất. Vì thế, chúng tôi đã lập đề án giao các trạm cấp nước cho DN quản lý và sắp tới sẽ đệ trình đề án này để được phê duyệt.
Cũng trả lời câu hỏi của các đại biểu về chất lượng nước sạch nông thôn và bao giờ tất cả người dân nông thôn mới được dùng nước sạch, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, toàn bộ vùng nông thôn dùng nguồn nước ngầm.Đối với cấp nước nông thôn bằng nguồn nước mặt chưa có. Tổng công suất trên địa bàn là 900.000m3/ngày đêm cho khu vực dân cư tập trung, khu vực đô thị cộng thêm với 110.000 đến 150.000m3/ngày đêm mới chỉ đạt được hơn 1 triệu m3/ngày đêm.
Theo quy hoạch chung, Hà Nội còn thiếu 100.000 – 120.000m3 ngày đêm. Vì vậy, việc cấp nước cho khu vực nông thôn hiện nay, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% quy hoạch đề ra. Giải pháp cấp nước đối với các vùng như ở Sóc Sơn - nơi có nhiều vùng bị ảnh hưởng từ các bãi rác, các hộ dân trong phạm vi từ 500 - 1000m sẽ xem xét cấp nước, còn từ 0 - 500 m sẽ xem xét di dời. Những khu vực cấp bách sẽ được đẩy nhanh tiến độ.
TP hoàn thành khối lượng công việc lớn
Tiếp thu và giải trình các vấn đề đại biểu quan tâm tại buổi chất vấn, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, trong kỳ họp HĐND lần này, nhiều văn bản, tờ trình đã được thảo luận, đánh giá nghiêm túc với tính đóng góp cao. Trả lời thêm và làm rõ các vấn đề có liên quan mà các ĐB cũng như cử tri đang quan tâm, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Từ đầu năm UBND đã nhận được hơn 40.000 văn bản, tuy nhiên phần lớn các vấn đề được nếu trong các văn bản này đã được xử lý xong. Đối với lãnh đạo UBND đã được phân công rõ trách nhiệm, xây dựng quy chế làm việc, chính vì vậy các nội dung công việc được chỉ đạo kịp thời, xử lý nhanh gọn.
Toàn cảnh phiên họp chiều 2.8 |
Về cải cách hành chính, trong 6 tháng đầu năm 2016, UBND TP đã xây dựng xong những chương trình liên quan tới cải cách hành chính trong đó công nghệ thông tin sẽ là giải pháp chính nhằm cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Hiện tại đã có 19 nội dung được thực hiện qua môi trường mạng, quận Nam Từ Liêm và Long Biên đã vận hành toàn bộ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tới 10.8 sẽ bắt đầu triển khai tại các quận, phường còn lại. Khâu kiện toàn bộ máy hành chính cũng được thực hiện đúng theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Thành ủy.
Hiện tại đã sắp xếp được 10 sở, giảm 21 phòng, 24 đơn vị sự nghiệp công lập, hơn 80 trưởng phó phòng. Trong thời gian tới UBND TP sẽ tiến hành sắp xếp 12 sở còn lại cùng các ban quản lý dự án trực thuộc. Dự kiến tới tháng 10.2016, sau kiện toàn sẽ giảm được 37 phòng, hơn 100 trưởng phó phòng tại 34 đơn vị sự nghiệp và 35 ban quản lý dự án. Việc sắp xếp được tiến hành hết sức thận trognj nhằm đảm bảo lợi ích của TP cũng như cá nhân người lao động.
Đối với mô trường của Hà Nội, trong thời gian qua, UBND TP đã thực hiện nhiều đầu việc nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô. Đơn cử nhưng chương trình trồng mới và cải tạo cây xanh, để thực hiện mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh, TP đã thực hiện tái cơ cấu công ty Công viên Cây xanh từ 21 xí nghiệp xuống 6 xí nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cử nhân viên cây xanh đi học nước ngoài nhằm học tập công nghệ như cắt tỉa, trồng cây...
Quá trình áp dụng cơ giới hóa vào thu gom và vận chuyển rác thải được đẩy mạnh. Hiện tại, TP đang thí điểm 10 xe hút rác tự động và kết quả thu được khá khả quan khi tiết kiệm được nhiều kinh phí. Không chỉ vậy, TP cũng tiến hành lắp đặt thêm các thùng rác tại nơi công cộng, tập trung vào khâu xử lý rác sau thu gom...
Về việc thực hiện vệ sinh ATTP, 3 việc cơ bản TP thực hiện trong 6 tháng đầu năm là quy hoạch ban chỉ đạo, quy việc quản lý về một mối và thực hiện giải pháp đồng bộ. Tất cả các hoạt động đảm bảo vệ sinh ATTP đều được thực hiện trên tinh thần kiểm soát toàn bộ xuất xứ của thực phẩm lưu thông trên thị trường, kiểm soát được chất lượng và nâng cao ý thức, đạo đức, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Thành phố cũng sẽ trang bị hệ thống kiểm tra nhanh chất lượng thực phẩm và triển khai đồng bộ. Xung quanh việc doanh nghiệp nợ đọng thuế, Chủ tịch UBND TP cho biết, giữa cục thuế và CATP đã có sự phối hợp vào cuộc xác định số nợ, sử dụng biện pháp hành chính để thu hồi. Chỉ khi nào cưỡng chế không được mới chuyển sang CATP xử lý, tránh việc hình sự hóa vấn đề hành chính kinh tế. Đề nghị CATP kiểm soát chặt chẽ các vụ việc trốn thuế, nợ thuế nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.
Vấn đề phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế TP kêu gọi xã hội hoá, tháng 11 tới sẽ khánh thành Trung tâm công nghệ cao tại BV Đa khoa SaintPaul là nơi kết hợp "4 trong 1": Đào tạo cho các bác sĩ tại Hà Nội; khám chữa bệnh; tiếp nhận chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Theo lộ trình hiện nay, TP đã cử nhiều bác sĩ đi học tại Đài Loan và Pháp để cuối tháng 11 khánh thành Trung tâm này.
TP cũng đã cải tạo một số BV lớn, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sĩ, y tá, hộ lý và trình độ quản lý của lãnh đạo các BV; tổ chức hợp tác quốc tế với nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học tại châu Âu, tại một số BV lớn tại Pháp và trong khu vực.
Về vấn đề đẩy nhanh cung cấp nước sạch nông thôn, toàn bộ dự án liên quan tới vốn ODA, dự án 40.000 bể nước lọc cho người dân nông thôn trong những năm qua chưa hiệu quả, trước tiên đây là trách nhiệm của UBND TP. Tập thể ban thường trực cũng như cá nhân tôi, cá nhân các đồng chí chủ tịch UBND các quận, huyện đều luôn lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri. Hiện nay thành phố đang hợp tác với đối tác nước ngoài và tiến hành thí điểm tại các hộ gia đình ở Phú Xuyên. Chỉ trong một ngày đã lắp đặt công nghệ Nano cho 60 hộ, nước sạch có thể uống ngay tại vòi. Tất cả các mẫu nước đã được gửi phân tích. Cuối tháng 8 TP sẽ triển khai đại trà mô hình này. Tại Hoài Đức, Quốc Oai, với công nghệ mới của Đức, chỉ cần 6-7 triệu đồng/hộ là đã có nước sạch. Còn các dự án của ADB trong những năm qua thì tốn tới 46 triệu đồng/hộ, nhưng với dự án này thì chi phí rất thấp, đảm bảo nước sạch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49