Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Đà Nẵng dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC | |
Tổng thống Vladimir Putin sẽ tới Việt Nam dự APEC |
Sau cuộc gặp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Vladimir Putin đã ra Tuyên bố chung về hợp tác trên lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
“Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống Liên bang Nga thừa nhận những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tạo ra môi trường thông tin toàn cầu, có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Đồng thời, người đứng đầu hai nước quan ngại rằng, công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại có thể bị sử dụng cho các mục đích không phù hợp với nhiệm vụ duy trì an ninh, ổn định và hòa bình quốc tế; trở thành mối đe dọa trực tiếp tới công dân, xã hội và nhà nước.
Sự gia tăng một cách đáng kể số lượng các vụ việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông liên quan đến thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân, trực tiếp vi phạm quyền con người và các quyền tự do cơ bản, bao gồm cả quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
Hai bên kêu gọi cộng đồng quốc tế thông qua các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông với mục đích xâm hại độc lập chủ quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, cũng như vào mục đích khủng bố và thực hiện các hành vi phạm tội khác, bao gồm truy cập trái phép thông tin máy tính, tạo, sử dụng và phát tán mã độc.
Việc phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước các vấn đề này và những thách thức, mối đe dọa khác trong lĩnh vực thông tin đòi hỏi các nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế. Chú ý đến tính chất xuyên biên giới trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, người đứng đầu hai nước tin rằng các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh thông tin cấp quốc gia cần được bổ sung bằng những hành động thống nhất ở cấp song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc.
Để bảo đảm lợi ích quốc gia và quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, người đứng đầu hai nước ủng hộ việc ngăn ngừa và giải quyết hòa bình những xung đột giữa các quốc gia có thể phát sinh do hậu quả của việc phá hoại và sử dụng bất hợp pháp công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong bối cảnh này, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống Liên bang Nga coi hướng ưu tiên trong hợp tác quốc tế là nhanh chóng xây dựng và thông qua dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc các tiêu chuẩn, quy tắc hoặc nguyên tắc ứng xử có trách nhiệm của các quốc gia trên không gian mạng để có thể thúc đẩy việc bảo đảm an ninh công bằng cho tất cả các quốc gia, bảo đảm chủ quyền quốc gia đối với cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông trên lãnh thổ, cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Hai bên thừa nhận sự cần thiết tăng cường hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga trong Liên Hợp Quốc và đặc biệt, trong phạm vi Liên minh Viễn thông quốc tế về các vấn đề quốc tế hóa quản lý mạng thông tin viễn thông Internet, bao gồm bảo đảm quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia vào quá trình quản lý mạng Internet và tăng cường vai trò của Liên minh Viễn thông quốc tế trong bối cảnh này.
Người đứng đầu hai nước nhất trí đẩy mạnh hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế theo các hướng chính sau: Xây dựng và củng cố lòng tin chung, bảo đảm an ninh thông tin cho các công trình trọng yếu về an ninh quốc gia, phòng chống sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mục đích khủng bố và các loại tội phạm khác, cung cấp, chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo chuyên gia, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phòng chống, tội phạm mạng, phối hợp bảo đảm hoạt động an toàn, tương tác ổn định và quốc tế hóa quản lý mạng thông tin viễn thông Internet, thể hiện vị thế gắn bó của Việt Nam và Nga trong các cơ chế và diễn đàn quốc tế.
Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương và phối hợp hành động thiết thực giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, hai bên nhất trí thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn liên ngành song phương về vấn đề an ninh thông tin quốc tế, bao gồm chuẩn bị và ký kết thỏa thuận hợp tác song phương trong lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế”./.
Theo TTXVN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Sự kiện 05/11/2024 17:12
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Sự kiện 05/11/2024 16:19
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33