Truyện ngắn: Dòng sông tuổi thơ
Truyện ngắn: Khoảnh khắc tận cùng của mùa thu | |
Bình hoa trên cửa sổ | |
Ai đó đã khóc từ rất lâu |
Một ngày nắng hanh hao vàng, vội vã rời xa thành phố, tôi chạy về theo tiếng gọi của miền ký ức, nơi có những triền đê thoải xanh lộng gió, có con sông quê miệt mài chảy trôi theo tháng năm với những ký ức êm đềm. Những ưu tư khắc khoải giờ đây bỏ lại trong lòng thành phố... Để rồi lại một lần được đứng trước con sông yêu dấu, lại một lần được đi thuyền sang bên kia sông, thảnh thơi thả mái tóc tung bay giữa con sông quê và những gương mặt tưởng xa lạ mà lại quá đỗi thân quen, quyến luyến.
Câu hát thiết tha ngân lên mà ngỡ như tiếng tình yêu quê hương nơi sâu thẳm trái tim đang thổn thức vỗ bờ. Dù có thể là đã muộn. Có thể sông đã dỗi hờn tôi lắm. Nhưng tôi đã trở về. Bên bến bờ yêu thương vẫn thường ru ngủ tôi trong ký ức tuổi thơ hạnh phúc. Sông quê tôi không mang màu trắng tinh khiết của những đám mây, không in bóng màu trời như trong câu hát, mà chỉ đậm màu đỏ nặng của những phù sa quanh năm bồi đắp màu mỡ bên bờ.
Tuổi thơ tôi là những ngày nước lên, ngập ướt cả lên tận thềm nhà. Người lớn thì lo lắng đắp đê, chuẩn bị gạo sao cho gia đình không bị đói trong những ngày nước sông lên, còn trẻ con chúng tôi thì thích chí đùa nhau chân trần lội nước chẳng chút âu lo.
- Huyền đấy ư? Hoa khôi làng Then hôm nào đấy ư?- Một giọng đàn ông khàn khàn, khô đặc, nghe quen quen bỗng dội vào tai tôi. Tôi quay lại. Trước mắt tôi một chàng trai đen đủi, tóc tai lởm xởm gầy gụa khó nhận ra ai.
- Thành 10A đây mà…
Tôi chợt nhớ ra một thằng Thành xinh trai, trắng trẻo, nụ cười luôn nở trên môi. Ngồi dưới bàn tôi, hôm nào không trêu tôi được một tí là không chịu được. Vậy mà hôm nay thành một con người thế này ư? Dường như biết trong tôi còn ngơ ngác chưa hiểu Thành bảo tôi ngồi xuống bên bờ sông, dưới làn cỏ xanh mượt, kể lại đoạn đời mình.
Thi không đỗ vào đại học, Thành ở lại quê nhận làm thợ mộc cho một chủ xưởng mộc cạnh nhà. Có tiền trong tay,Thành chẳng ham học lại để đi thi đại học nữa. Một ngày chủ nhật tháng 6, trong chuyến đò ngang sang Việt Trì chơi, Thành gặp một cô gái xinh xắn, đôi môi quả tim, nhoẻn cười đã thấy mê hồn. Hai người quen nhau trên một chuyến đò vậy mà nên duyên.
Nhà Thuỳ Mị ở thành phố Việt Trì, Thành đến thăm thì thấy quá mê hồn. Đẹp và nguy nga. Ngôi nhà 5 tầng sừng sững bên bờ sông Hồng. Thành gặp Thuỳ Mị như vớ được nàng tiên. Chàng bỏ cả công việc đến với nàng. Hạnh phúc trào dâng.
Thuỳ Mị sinh cho Thành một đứa con trai kháu khỉnh, cuộc đời của Thành còn gì hơn nữa. Họ tộc mừng cho Thành có một gia đình tuyệt vời, còn bạn bè thì bảo Thành “chuột sa chĩnh gạo”. Nhưng trớ trêu thay, càng ở lâu Thành mới biết mình đang bị lệ thuộc tất cả. Bất kì công việc nào của nhà vợ phải là nhất. Có nhiều hôm Thành phải ở nhà trông con cho vợ đi “làm ăn” kiếm tiền thâu đêm. Khi Thành nhận ra vợ mình có “bồ” thì đã muộn. Nàng li hôn và đuổi Thành ra khỏi nhà.
Ôm mối uất hận, Thành theo bạn bè lên Cao Bằng đãi vàng. Những ngày kham khổ sống cùng những “đại ca, hảo hớn” Thành trở nên một con người lì lợm. Chán chường, vô vọng, Thành lao vào hút hít và trở thành con nghiện lúc nào không biết. Vàng kiếm chẳng được, sức cùng lực kiệt, tiền không có Thành bỏ về quê.
Thành lết về nhà vợ cũ, ngửa tay xin bố thí. Nàng bước từ trong cổng ra, đôi chân trắng muốt lộ ra từ chiếc váy mốt lệch, óng ánh kim tuyến khiến Thành nhoà hết đôi mắt. Nàng thấy Thành mếu máo van xin, liền chìa ra 2 tờ 500 nghìn đồng, rồi ra lệnh: “Lần sau còn đến sẽ cho thằng ở ra đánh cho tuốt xác nghe chưa?”. Thành cầm tiền mắt sáng ra, quên cả lời xỉ nhục, nhiếc mắng. Chàng lảo đảo đi tìm ma tuý.
Hôm ấy, thưởng ngoạn xong “nàng tiên trắng” Thành muốn chết. Tất cả đã hết, cuộc đời Thành chẳng còn gì nuối tiếc. Ngồi bên dòng sông tuổi thơ, Thành muốn lao xuống đó cho thanh thản. Thành vừa nhào xuống sông, một người nào đó níu lại: “Anh muốn chết thì để em chết theo cùng”. Thành quay lại. Thì ra cái Vân cùng lớp. Những ngày ngồi cùng bàn, Vân rất thích Thành. Có lần thổ lộ “tớ yêu Thành” nhưng Thành đâu có để ý đến cô gái mắt to, da nâu như người Ấn Độ ấy.
Thế mà…hôm nay nàng đang ở bên Thành là cớ làm sao? Thành trầm tĩnh lại, ngồi bên Vân, bên dòng sông quê, nghe vân kể cuộc đời nàng. Trăng hạ tuần đã ngoi lên khỏi rặng vải ven sông, tiếng con tu hú gọi bầy nghe não nuột.
Vân không đỗ đại học, ra thị xã Vĩnh Yên làm thuê và lấy chồng. Nàng có hai đứa con thì biết mình nhiễm HIV do người chồng để lại. Chồng Vân chết. Gia đình nhà chồng đuổi cô ra khỏi nhà, đổ tại Vân mà con họ đi vào cõi chết. Họ mang hai đứa con thơ của nàng chuyển vào miền nam mất tăm.
Đã có lúc Vân muốn chết, nhưng rồi nghĩ còn mẹ già một thân một mình, cô trở về quê. Mấy năm sau, mẹ Vân qua đời, cuộc đời nàng lại rơi vào cảnh bơ vơ tận cùng thống khổ.
Hôm nay, Vân nhận ra Thành khi chàng định nhảy xuống dòng sông kia, vân nói chàng lại với cuộc đời. Thành ôm lấy Vân trong tiếng nấc: “Anh thương em quá. Nhưng anh cũng là thằng bỏ đi rồi. Đi cai mấy lần không thành, nay tiền hết em đừng trông gì vào anh”.
Vân cười: “Em chỉ cần anh, dù một đêm thôi Thành à. Thành về nhà em đi. Nhà chỉ có mình em thôi mà”. Thương Vân, Thành đi theo cô trở về ngôi nhà ngói 5 gian trống hoác cuối làng. Đếm ấy, hai đưa tâm sự gần tới sáng mới chợp mắt.
Cuộc làm tình của hai kẻ cơ nhỡ hoá ra lại tuyệt đỉnh. Chàng say mê trong khoái lạc, còn nàng thấy trong tim mình thổn thức như mới lần đầu được yêu.
Vào một ngày cuối đông, vừa ăn Tết xong, Vân ra đi khi căn bệnh thế kỷ đã vào giai đoạn cuối, nhưng nàng hạnh phúc vì được sống đến ngày cuối cùng trong vòng tay của người nàng yêu.
Thành ở lại, cùng với căn bệnh thế kỷ từ Vân. Thỉnh thoảng, chàng ra bờ sông nhớ về những kỷ niệm ngày xưa êm ả, và một lần nữa, Thành lại muốn nhảy xuống dòng sông ấy, biết đâu, cuộc đời ở phía bên kia dòng nước sẽ khác. Biết đâu, chàng lại gặp Vân.
- Không phải cứ chết đi là hết – Cái chết không đến với Thành lần nữa, khi tôi, một người bạn thân thiết đã níu Thành ở lại.
Sau đó, tôi đã liên hệ với chính quyền và các đoàn thể trong xã giúp đỡ Thành có công ăn việc làm, trợ cấp chữa trị bệnh, kéo dài cuộc sống. Thành bây giờ trở thành anh Tổng phụ trách thiêu nhi. Nhờ có Thành, nhiều lần đội văn nghệ làng tôi đi thi đều đoạt giải cao. Hôm vừa rồi tôi còn nhận được tin Thành đoạt giải thi kể chuyện về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tôi đi ra bưu điện, gửi về quê cho Thành một triệu đồng, nhưng dấu tên. Tôi thầm cảm ơn dòng sông tuổi thơ, đã đem lại vui buồn cho nhân thế quê tôi. Gìơ này Thành vẫn trụ vững giữa đời, đang làm việc có ích cho xã hội là nhờ dòng sông tuổi thơ mang theo trong mỗi con người, dù có đi bốn phương trời.
Sông vẫn như chờ đợi đến một ngày những giấc mơ sẽ lại bay về, quây quần ấm áp. Như những câu thơ mặn mà của nhà thơ Tế Hanh: “Tôi sẽ về sông nước của quê hương/ Tôi sẽ về sông nước của tình thương”, câu hát vẫn tiếp tục vang vang trong trái tim bé nhỏ. Một cảm giác hạnh phúc và bình yên bất tận len lỏi trong tôi.
Sau cùng tất cả, tôi lại được đứng nơi đây ngắm nhìn con sông, ngắm nhìn làng quê đã từng ấp ủ những giấc mơ trẻ thơ tôi. Để rồi nhận ra, luôn hiện hữu hình ảnh một dòng sông trong mát, diệu kỳ, qua bao tháng năm vẫn chảy trôi đến miệt mài, bất tận trong mỗi trái tim…
Mai Lệ Huyền
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40