Trung tá công an đề xuất lắp camera chống bạo hành trẻ
Vụ bé gái bị bạo hành: Gia đình người giúp việc xin tha thứ | |
Câu chuyện phía sau của cháu bé 1 tuổi bị bạo hành chấn thương sọ não |
Những ngày qua, vụ bạo hành trẻ dã man xảy ra tại cơ sở mầm non Mầm Xanh (quận 12, TP.HCM) đang gây căm phẫn trong dư luận. Hình ảnh những bảo mẫu ngang nhiên cầm vật cứng, dùng tay, thậm chí là dao để hành hung trẻ khiến nhiều người không thể cầm nước mắt.
Đây không phải trường hợp đầu tiên, bởi trước đó rất nhiều vụ “bảo mẫu hành hạ trẻ” đã bị phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, các vụ việc vẫn tái diễn, có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao tình trạng bạo hành trẻ lại thường xuyên xảy ra, làm thế nào để phòng tránh việc này,…?
Trao đổi với PV, Trung tá, Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu, Chuyên gia về tội phạm học, Bộ Công an hành vi ngược đãi trẻ như trên đủ cơ sở để truy tố hình sự. Ngoài ra, để hạn chế những sự việc này, các cơ sở mầm non cần phải lắp camera và kết nối với công an phường.
Trung tá, Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu, Chuyên gia về tội phạm học, Bộ Công an |
Đủ cơ sở truy tố hình sự
“Với tư cách một người có con nhỏ, tôi không đủ khả năng xem hết đoạn clip vì những gì diễn ra quá man rợ và rùng rợn”, Trung tá Hiếu mở đầu.
Trẻ em là đối tượng bảo vệ đặc biệt của xã hội, truyền thống của người Việt cũng là luôn chăm sóc và yêu thương các đối tượng này. Hành động của các bảo mẫu đã đi ngược lại giá trị đạo đức, tạo nên một cơn chấn động về tâm lý, bất cứ gia đình nào khi xem qua cũng vô cùng căm phẫn.
Ông Hiếu cho rằng đây không phải là sự kiện cá biệt vì đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ, ở nhiều địa phương khác nhau. Trẻ bị chính những người lẽ ra có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quay lại hành hạ. Đây là một hiện tượng bất thường trong xã hội.
Về nguyên nhân, bên cạnh diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, giá trị đạo đức băng hoại, chứng vô cảm “lên ngôi” thì ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ đang sụt giảm nghiêm trọng với động cơ kiếm tiền chộp giật, chỉ vì lời ích của mình,…
Đối với chủ cơ sở và các bảo mẫu, hầu hết họ đều được đào tạo và có chứng chỉ, hơn ai hết phải hiểu về quyền trẻ em. Tuy nhiên, bên trong họ lại chứa đựng những ứng xử lệch chuẩn, chỉ coi giữ trẻ là một nghề kiếm sống đơn thuần.
Nhiều người đưa ra lí do đây là nghề nhiều áp lực, nhưng bản thân tôi cho rằng khi đã xác định theo đuổi và được đào tạo, họ phải hiểu đặc thù của nghề, phải biết kiềm chế và làm chủ cảm xúc của mình. Nếu không thích nghi được thì hãy từ bỏ!
Theo Trung tá Hiếu, hành vi bạo hành trẻ của các bảo mẫu đã đủ cơ sở để truy cứu hình sự. |
Ngoài ra, việc bạo hành trẻ đã từng diễn ra nhiều lần nhưng chưa bị phát hiện kịp thời và có chế tài xử lý đủ tính răn đe. Chưa kể các bậc phụ huynh cũng thiếu kĩ năng bảo vệ con em mình.
Trong vụ việc cụ thể này đã đủ căn cứ khởi tố các bảo mẫu về tội hành hạ người khác, với tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần và nhiều người.
Lắp camera kết nối với công an phường
Theo Trung tá Hiếu, giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ là phải lắp camera tại tất cả các cơ sở trông giữ trẻ, bao quát toàn bộ trường rồi kết nối với công an các phường.
Đây là giải pháp không tốn kém, vừa đảm bảo an ninh lại có thể giám sát tốt. Việc lắp camera sẽ tác động tâm lý rất lớn tới các giáo viên. Nó giống như một thí sinh vào phòng thi có camera, bất cứ lúc nào cũng phải chấp hành nghiêm vì luôn luôn bị giám sát.
“Tôi xem clip thì hành động của các bảo mẫu rất thoải mái, nếu có camera thì chắc chắn họ không dám vậy” – vị trung tá nhận định.
Trung tá Hiếu đề xuất lắp camera để chống bạo hành trẻ. |
Về phía phụ huynh, khi gửi con ở các nhà trẻ cần tập thói quen quan sát kĩ xem có dấu hiệu gì bất thường hay không: thâm tím, kêu đau, ngủ mê sảng, chán ăn, hốt hoảng, đặc biệt là không muốn đi học,… Nếu có, thay vì quát mắng cha mẹ hãy hỏi cô giáo, bảo mẫu để tìm ra nguyên nhân.
Bên cạnh đó, các phụ huynh có con cùng lớp lên có số máy và thường xuyên liên lạc với nhau. Khi một gia đình phát hiện con có dấu hiệu bất thường, ngay lập tức phải thông báo cho mọi người để cùng kiểm tra.
“Không nên lập tức đến chất vấn vì họ sẽ chối bỏ. Sự việc không được làm sáng tỏ, đồng nghĩa các con có thể tiếp tục bị bạo hành. Hãy chuyển thông tin cho cơ quan công an hoặc báo chí vì họ có nghiệp vụ để làm rõ” – chuyên gia về tội phạm học khuyến cáo.
Để phòng ngừa từ gốc rễ, cần tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là Luật trẻ em 2017 có hiệu lực tới đây. Đối tượng tuyên truyền gồm các giáo viên, chủ cơ sở trông giữ trẻ, phụ huynh của trẻ, người dân sống gần cơ sở trông giữ,… để họ hiểu về quyền của trẻ cũng như các chế tài xử lý khi bị phát hiện.
Đặc biệt, các cơ quan quản lý phải kiểm tra, giám sát đột xuất kết hợp với thường kì. Lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với các tổ chức cơ sở, nhất là công tác nắm tình hình, xây dựng nguồn tin tại chỗ.
Xử lý trách nhiệm các tổ chức liên quan Theo Trung tá Hiếu, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng bạo lực trẻ là sự buông lỏng quản lý, giám sát hoạt động của các cơ sở trông giữ trẻ. “Tại sao chỉ khi báo chí phanh phui thì xã hội mới biết đến. Rõ ràng hệ thống chính trị cơ sở đã không làm tròn trách nhiệm của mình” – Trung tá Hiếu nói. Trách nhiệm trước hết thuộc về ngành giáo dục với tư cách là cơ quan quản lý ngành dọc, đã không thường xuyên kiểm tra, giam sát để phát hiện kịp thời. Tiếp đến là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát khu vực, họ đã làm tốt vai trò nòng cốt xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc hay chưa; rồi các tổ chức, đoàn thể ở địa phương đó,… “Chúng ta có hàng loạt cơ quan như ban chăm sóc trẻ em, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ dân phố…, họ đều hưởng lương hoặc trợ cấp ngân sách cả nên phải có trách nhiệm” – vị chuyên gia về tội phạm học đặt vấn đề. Vì vậy, bên cạnh xử lý các bảo mẫu thì cũng phải xem xét, xử lý trách nhiệm của chính những cán bộ, cơ quan trong quản lý nhà nước, giám sát như đã nêu ở trên. Một khi đã quy ra trách nhiệm thì sẽ tất cả sẽ tự động làm tốt, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. |
Theo Tuyến Phan/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?
Tư vấn luật 04/12/2024 16:31
Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”
Pháp luật 03/12/2024 11:46
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Tư vấn luật 24/11/2024 09:54
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36