Triển lãm mỹ thuật khu vực 2015: Không có khen, chê cũng là thất bại
Hội thảo 70 năm mỹ thuật Việt Nam (1945-2015) | |
Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam- Hàn Quốc 2015 | |
261 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2015 |
Khắc phục hạn chế
Theo nhà phê bình mỹ thuật Bùi Thị Thanh Mai, mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay đã có sự chuyển biến trong sáng tác. Các tác phẩm trong giai đoạn này không còn bị đóng khung trong đề tài, chủ đề quen thuộc mà hướng đến những vấn đề xã hội Việt Nam đương đại. Các sáng tác mỹ thuật đã góp phần khắc phục được những nhược điểm như chú trọng yếu tố duy mỹ, xa rời hiện thực xã hội. Nhiều cuộc triển lãm hay dự án mỹ thuật tác động mang tính tức thì đối với cộng đồng, mạnh mẽ và trực tiếp tới cộng đồng hơn so với một số loại hình nghệ thuật khác.
Triển lãm mỹ thuật khu vực 2015 |
Tại hội thảo “70 năm mỹ thuật Việt Nam” mới đây, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng, 70 năm qua, đội ngũ các nghệ sĩ tạo hình cả nước ngày càng lớn mạnh với nhiều thế hệ và tạo nguồn cho sự phát triển đa dạng của mỹ thuật nước nhà. Trong thời kỳ đổi mới, mỹ thuật Việt Nam đã có bước phát triển mới, tạo nên một dấu ấn của nền mỹ thuật hiện đại. Điều này thể hiện qua các triển lãm mỹ thuật, các trại sáng tác, sự đổi mới của các loại hình mỹ thuật, hình thành đội ngũ nghệ sĩ tạo hình trẻ, đa dạng các phong cách nghệ thuật.
Với 2.586 tác phẩm của hơn 1.867 tác giả trong đó có 1.613 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật khu vực lần thứ 20 năm 2015 đã chứng minh được điều đó. Theo đánh giá của Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương, triển lãm mỹ thuật khu vực lần này đã nhận được sự quan tâm của nhiều địa phương trên toàn quốc. Việc tổ chức triển lãm ngoài mục đích tôn vinh thành quả lao động của giới nghệ sỹ, qua đó còn góp phần đưa mỹ thuật đến gần hơn với công chúng. Triển lãm đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan.
Lần đầu tiên tham gia một giải thưởng lớn và đạt giải A – giải cao nhất của triển lãm khu vực 2015 với tác phẩm “Huyền thoại Sầm Sơn”, họa sĩ Lê Thị Thanh cho rằng, đây là một giải thưởng cao nhất trong đời mà bất kỳ một người họa sĩ nào cũng muốn đạt được. Nói về giải thưởng năm nay, họa sĩ Lê Thị Thanh nhận xét, hội đồng chấm giải đã có nhiều đổi mới trong cách nhìn nhận, đánh giá, qua đó góp phần động viên rất nhiều tới các họa sĩ trẻ thử sức, tìm tòi với những đề tài mới, mang tính xã hội hơn.
Còn ám ảnh “cái bóng” của lớp nghệ sĩ đàn anh
Theo họa sĩ Lê Thị Thanh, một tác phẩm mỹ thuật khó có thể vừa lòng tất cả mọi người. Bởi mỹ thuật là ngành nghệ thuật khá trừu tượng, khó có thể đưa ra một chuẩn mực chung về thẩm mỹ. Một tác phẩm được đưa ra triển lãm mà không nhận được một lời khen chê nào cũng là một thất bại. |
Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo họa sĩ Trần Khánh Chương, mỹ thuật Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại như hoạt động mỹ thuật đang bị thị trường hóa, nhiều tác phẩm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua, tạo nên những làn sóng sáng tác theo một đề tài hoặc một số lối vẽ ăn khách; việc vi phạm bản quyền tác giả càng trở nên trầm trọng; phân hóa trong lực lượng sáng tác do quan niệm, điều kiện sống, điều kiện tiếp cận với các quỹ các tổ chức trong và ngoài nước ngày càng rõ; những quy định, luật pháp quốc tế về hoạt động quảng bá, mua bán tác phẩm vẫn chưa được phổ biến và thực hiện ở Việt Nam…
Không phủ nhận những nỗ lực của Hội Mỹ thuật Việt Nam khi thời gian qua vẫn duy trì các kỳ triển lãm khu vực một cách hoành tráng và quy mô với nguồn kinh phí eo hẹp trong bối cảnh mỹ thuật Việt Nam ngày một nhiều sân chơi cho nhiều lứa tuổi, đa dạng thình thức như hiện nay. Nhưng thực tế theo đánh giá của các nhà chuyên môn, triển lãm mỹ thuật khu vực vẫn còn nhiều hạn chế, cũ kỹ, trùng lặp trong cách thức tổ chức. Dù các tác giả đã có những sự cố gắng thay đổi phong cách sáng tác, song, nhiều tác phẩm của một số họa sĩ trẻ bị ảnh hưởng của những chiếc bóng quá lớn từ những lớp đàn anh đã thành danh. Chẳng mấy họa sĩ bán được tranh trên thị trường tham gia. Hơn nữa, bấy nhiêu năm qua, các cuộc triển lãm được trưng bày loanh quanh trong không gian nhỏ hẹp tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, mà chưa có điều kiện được trưng bày ở các bảo tàng.
Ngoài mặt hạn chế trong cách thức tổ chức, năm nào cũng vậy, xung quanh các giải thưởng đều có những thị phi. Đây là điều tất yếu của bất kỳ giải thưởng trong bất kỳ lĩnh vực nào chứ không riêng gì mỹ thuật. Theo họa sĩ Lê Thị Thanh, một tác phẩm mỹ thuật khó có thể vừa lòng tất cả mọi người. Bởi mỹ thuật là ngành nghệ thuật khá trừu tượng, khó có thể đưa ra một chuẩn mực chung về thẩm mỹ. Một tác phẩm được đưa ra triển lãm mà không nhận được một lời khen chê nào cũng là một thất bại.
Dẫu vẫn còn nhiều tồn tại ngổn ngang nhưng 70 năm qua mỹ thuật Việt Nam đã tạo dựng được những thành công nhất góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội. Hy vọng, chặng đường sáng tạo tiếp theo của mỹ thuật Việt Nam sẽ có nhiều thành tựu mới với những tác phẩm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nhân văn.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51