Triển lãm “Khói trời mênh mông”
Với các chất liệu khác nhau (sơn dầu, bột màu kết hợp với chì, acrylic), gần 40 tác phẩm đã thể hiện các cách cảm rất riêng về nhạc Trịnh của từng nghệ sĩ. Từ Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Tình sầu đến Những con mắt trần gian, Như cánh vạc bay, Biết đâu nguồn cội, Đóa hoa vô thường, Bốn mùa thay lá, Ru ta ngậm ngùi…, trong mỗi bản nhạc đã chứa đầy chất thơ ngôn từ để khơi gợi lên những bức tranh nhiều màu sắc.
Ám ảnh về trăng trong nhạc Trịnh Công Sơn, họa sĩ Doãn Hoàng Lâm chọn “Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du” bài Biết đâu nguồn cội và “Người về soi bóng mình” bài Ru ta ngậm ngùi để thể hiện.
Với cách nào, “nhốt trăng” hay “thả trăng”, thì với anh “mong muốn tự do và sự bị chi phối của những điều ràng buộc luôn là cuộc đấu tranh của mỗi người”, và “những trầm tích xưa cũ, những rêu phong mỏi mòn” có thể là chính “nỗi buồn và sự mong mỏi điều gì ngoài tầm với của người nghệ sĩ”.
Trong khi đó, họa sĩ Lâm Đức Mạnh với tạo hình sắc xanh ám ảnh đã vẽ ra một giấc mơ Ướt mi “liêu trai, bồng bềnh mà đầy day dứt trăn trở của kiếp người”. Ngay cả ở giấc mơ thực hơn Hoa vàng mấy độ, hình và màu trong tranh của anh vẫn chứa đầy sự “lãng đãng, đắm đuối, mơ hồ”. Họa sĩ Hoàng Thị Phương Liên, người được gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi còn là sinh viên thực tập tại trường Mỹ thuật Huế, đã đặt sự tương phản nền tranh nâu vàng với những dải màu hồng, cam, đỏ để tạo hình những cô gái Như cánh vạc bay vừa có chất dân gian vừa đậm chất sân khấu…
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương: “Ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn nhiều ẩn dụ, so sánh, lấp lánh. Trời mây sông núi thiên nhiên phong cảnh trong lời thơ của Trịnh Công Sơn có nhiều tâm tính, tâm trạng người và ngược lại những người, những tôi, những em của ông đều mang nỗi ám ảnh của núi rừng, sông biển… Chính vì vậy mà nó dễ gợi ý, gợi hình mầu bố cục, dễ chuyển dịch ra hội họa hơn… Khói trời mênh mông chắc chắn là một triển lãm hội họa đầu tiên dành riêng tặng ông”.
Ngoài tranh của các họa sĩ nhóm G39, tham gia triển lãm lần này còn còn có sự góp mặt của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, nhiếp ảnh gia Dương Minh Long và họa sĩ trẻ Nguyễn Đình Hoàng Việt với tư cách khách mời. Điều đặc biệt là cuốn sách ảnh Khói trời mênh mông với 18 tác phẩm chọn lọc đặc sắc cũng sẽ ra mắt khán giả trong lễ khai mạc.
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40