Trẻ em cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Ốc đồng: Không chỉ ăn ngon mà còn chữa bệnh | |
Suýt chết vì lang băm |
1. Không uống rượu vẫn bị xơ gan: Đó là điều có thể
Xơ gan không chỉ do uống quá nhiều rượu, nếu không thực sự lưu tâm, gan của chúng ta có thể bị tổn thương do lối sống của chúng ta: Thiếu những hoạt động thể chất, những thói quen ăn uống xấu.
Pháp, 20-25% dân số bị tích tụ mỡ trong gan: Có thể đơn thuần là một dạng gan nhiễm mỡ, không có viêm nhiễm và cũng không thực sự có nguy cơ tiến triển.
Hay ở giai đoạn nặng hơn gọi là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), hay chuyển hóa. NASH là đặc trưng của tổn thương gan, giống với viêm gan do rượu, do triglixerit tích tụ ở tế bào gan.
Cho tới một vài năm nay, người ta không thể tính hết được tính nghiêm trọng của vấn đề, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những tổn thương do gan nhiễm mỡ dạng NASH gây ra có thể dẫn đến xơ gan và thậm chí là ung thư ngay cả khi không uống rượu cũng như không bị nhiễm viên gan.
Ngoài ra gan nhiễm mỡ đơn thuần (hay chỉ đơn giản là sự tích tụ mỡ này hoàn toàn lành tính đối với gan) có thể gây ra biến chứng ngoài gan và nhất là đối với tim mạch.
Tóm lại: Bệnh nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ dạng NASH là nhân tố duy nhất gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường, ngược lại cũng cần lưu tâm đến gan của những người thừa cân nhưng lại bị tiểu đường,bởi tiểu đường thúc đẩy sự phát triển của nhiễm mỡ hay NASH, thực tế cho thấy 80% người bị tiểu đường mắc phải bệnh này.
Đó là lý do tại sao bất cứ ai có hội chứng chuyển hóa (béo phì, cholesterol vv) hoặc bệnh tiểu đường loại 2 nên được sàng lọc (xét nghiệm men gan, gan nhiễm mỡ hoặc siêu âm chỉ dấu sinh học).
2. Bệnh gan dạng NASH, tăng cao hơn ở trẻ em
Nhìn chung, ở các nước phương Tây, từ 3-11% trẻ bị bệnh gan dạng NASH, và gần một nửa số trẻ bị thừa cân hoặc béo phì bị mắc phải bệnh này.
Ước tính có khoảng 42 triệu trẻ em bị béo phì trên thế giới (số liệu của WHO năm 2010), trong đó có 12,5 triệu ở Mỹ, tăng 400% trong vòng 30 năm qua. Không có dữ liệu chính xác ở Pháp nhưng ở Hoa Kỳ, béo phì và thừa cân ở trẻ em là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ chuyển hóa. Đây là lý do tại sao nó đã trở thành căn bệnh mãn tính về gan phổ biến nhất ở trẻ em.
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể được phát hiện ở tuổi lên tám!
Tiến sĩ Lawrence Serfaty, chuyên gia về gan tại bệnh viện Saint-Antoine (Paris): "Ở Mỹ, chỉ định ghép gan do tổn thương của gan nhiễm mỡ dạng NASH tăng 170% từ năm 2003 đến năm 2013!, và 10% tại Pháp.
Thừa cân đóng một vai trò lớn ngay từ tuổi trẻ. Các số liệu thống kê cũng cho thấy chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có liên quan đến sự hiện diện của NASH trong thừa cân ở đứa con tương lai của họ. Hiện nay, các nghiên cứu tiếp theo từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành:“những người phát triển bệnh NASH ở thời thơ ấu có nguy cơ bị xơ gan và ung thư ở tuổi trưởng thành hơn, và vẫn chưa được thống kê. "
Bệnh NASH, thừa cân không phải là thủ phạm duy nhất!
Những nhân tố nguy cơ chuyển hóa (thừa cân, béo phì, tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường) không phải là những nguyên nhân duy nhất, cũng không vì thừa cân hay tiểu đường (trường hợp này ở người lớn với tiểu đường loại 2), mà thực phẩm (fructose dư thừa, chất bảo quản, chất béo bão hòa) có thể dẫn đến bệnh NASH gây ra tiền đái tháo đường ở trẻ em.
Yếu tố di truyền cũng có liên quan đến tổn thương gan: Các dạng nhiễm mỡ chuyển hóa thường gặp ở trẻ em béo phì có cha mẹ béo phì hoặc giữa các cặp song sinh. Một vài gen nhạy cảm ( của adiponutrine / PNPLA3) có liên quan chặt chẽ với gan nhiễm mỡ.
Tiến sĩ Lawrence Serfaty: "Các yếu tố liên quan như là hệ thực vật đường ruột (tất cả các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn) có liên quan. Trong thực tế, trẻ em béo phì mắc NASH có một hệ vi sinh vật đường ruột khác với trẻ em béo phì mà không bị NASH. Viêm mãn tính ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì được nuôi bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Một tỷ lệ chất béo trong chế độ ăn uống cao làm tăng tỷ lệ của một số vi khuẩn (Gram âm) tạo ra các phân tử viêm nhiễm (lipopolysaccharide) tại chỗ và sau đó lan ra các phân tử trong máu, gan, mô mỡ , cơ ...
Song song đó, quan sát thấy ở trẻ béo phì có ý kiến cho rằng các hệ vi sinh vật đường ruột là nguyên nhân sản sinh ra cồn cũng có thể gây ra tổn thương gan. "
Giảm cân ít, hiệu quả trên bệnh NASH nhiều
Nhiều thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả to lớn của các phân tử mới trong bệnh gan dạng NASH ở người lớn và một số trẻ em được dự kiến trong vòng ba năm (với axit obeticholic, GFT505 và thậm chí là một phân tử chống đái tháo đường).
Trong khi chờ đợi, có thông tin cho rằng: tình hình có thể đảo ngược và chỉ cần giảm một chút thể trọng là có thể giảm mạnh mỡ trong gan và cũng kháng insulin, bước đầu tiên trong bệnh tiểu đường. Giảm cân cho phép đảo ngược tiến triển bệnh gan (viêm và tổn thương gan).
Còn ở trẻ em, nên khuyến cáo "phòng ngừa". Nước sô-đa và sô- đa trắng, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol là chất độc đối với gan, ngược lại với các chất béo không bão hòa, chất xơ và vitamin C và E
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46