Trẻ đau bụng có khi do thận
Hình xạ thận cho thấy thận trái đã bị teo, xơ sẹo - Ảnh: My Lăng chụp lại
Ngày 12-1, bệnh nhi M.T.A., 6 tuổi, ngụ tại Q.Gò Vấp (TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đau bụng dạng táo bón, nước tiểu không đục... Nhưng khi siêu âm thì kết quả cho thấy hai niệu quản giãn, đặc biệt là bên trái giãn rất to.
Thận teo, mất chức năng vì nhập viện trễ
"Nhiễm trùng đường tiểu không đơn thuần điều trị là hết mà sẽ để lại di chứng nặng nề: sẹo thận, chức năng thận suy giảm và nặng nề hơn là thận bị mất chức năng. Khi thận đã suy giảm chức năng thì không thể phục hồi được 100%. Khảo sát ở những trẻ bị trào ngược bàng quang - niệu quản có sẹo thận, khoảng 20% bị cao huyết áp" ThS.BS Phạm Ngọc Thạch |
ThS.BS Phạm Ngọc Thạch (phó khoa niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM) cho biết bé A. bị thận ứ nước ở độ 4, rất nặng (cao nhất 5 độ - PV). Cả hai thận đều bị tổn thương. Thận bên trái đã bị teo, xơ sẹo, chức năng chỉ còn 28%. Thận bên phải có tổn thương nhưng ít hơn, giảm khoảng 5% chức năng. Qua một số phim ảnh và khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ chẩn đoán có trào ngược bàng quang - niệu quản. Nước tiểu trào từ bàng quang lên thận mang theo vi trùng gây nhiễm trùng.
Người nhà bé A. kể ba năm trước bé đã có những đợt đi tiểu bất thường, đứng rặn hơi lâu, có những đợt nhiễm trùng tiêu hóa rồi nhiều đợt bị đau bụng nhưng cứ nghĩ do táo bón. Lúc đó đưa bé đi siêu âm thì kết quả cho thấy hình ảnh thận trái ứ nước nhẹ (độ 1), niệu quản bình thường không giãn. Tuy nhiên, tháng 12-2013, khi thấy bé đau bụng nhiều hơn, gia đình mới đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang, ngăn cản sự trào ngược nước tiểu, tuy nhiên thay vì được phẫu thuật bằng phương pháp thông thường, bé A. được chích chất keo sinh học chống trào ngược bằng phương pháp nội soi qua đường tiểu dưới. Kíp phẫu thuật đã bơm chất keo đặc biệt (Deflux) để làm hẹp lại lỗ đổ của niệu quản vào bàng quang, từ đó hạn chế sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận. Đây là phương pháp điều trị niệu khoa mới, và bé A. là trường hợp thứ ba áp dụng kỹ thuật này tại bệnh viện, nhưng lại là ca đầu tiên bị trào ngược cả hai bên nên được tiêm chất Deflux cả hai bên.
Năm 2013, khoa niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận điều trị khoảng 15 trẻ bị trào ngược bàng quang - niệu quản. Số ca nặng (trào ngược độ 4-5) trong năm 2013 chiếm 20%. “Giải pháp điều trị với trường hợp nhẹ (độ 1-2) là cho trẻ uống thuốc kháng sinh dự phòng, không phẫu thuật. Nhưng với ca nặng thì thường được chỉ định phẫu thuật nếu điều trị nội khoa thất bại, để chỉnh sửa sự bất thường giữa bàng quang và niệu quản, làm dài hơn đoạn niệu quản chạy trong thành bàng quang để khi bàng quang đầy, nước tiểu không trào ngược lên niệu quản” - ThS.BS Phạm Ngọc Thạch nói.
7-8 tuổi phải chạy thận nhân tạo!
Nguyên nhân của bệnh trào ngược bàng quang - niệu quản nguyên phát, theo ThS.BS Thạch, là do sự bất thường nội tại về giải phẫu học đoạn niệu quản cắm vào bàng quang, thay vì thực hiện vai trò như một cái van đóng lại khi bàng quang đổ đầy nước tiểu thì nó lại cứ mở. ThS.BS Thạch khuyến cáo: “Bệnh lý này thường được phát hiện trong năm đầu tiên trẻ mới ra đời nhưng phụ huynh có thể biết trước khi siêu âm tiền sản. Nếu thai nhi có các dấu hiệu như niệu quản giãn, thận ứ nước, bể thận giãn... thì sản phụ nên khám bác sĩ niệu nhi để được tham vấn. Nếu siêu âm trước sinh có hình ảnh giãn niệu quản hai bên, sau khi sinh, người mẹ phải đưa trẻ đi tầm soát để xem có hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu quản hay không. Trẻ gái thường mắc bệnh này hơn trẻ trai”.
Ngoài ra, bác sĩ Thạch cũng nhấn mạnh đến một nguy cơ khác khi cha mẹ chủ quan hoặc thờ ơ, khi phát hiện thì quá trễ, thận của trẻ đã bị teo, suy giảm chức năng. Vì cứ mỗi lần trẻ tiểu đau, sốt là một lần trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu nhưng gia đình không biết, đi mua thuốc về, uống vô thấy hết nhưng đó đã là một lần thận bị mất đi 5% chức năng. Và sau năm lần uống thuốc thì thận đã mất đi 50% chức năng! Có trường hợp trẻ mới 7-8 tuổi vào viện với tình trạng trào ngược bàng quang - niệu quản, cả hai thận đã bị mất chức năng, phải chạy thận nhân tạo và chờ ghép thận.
Nguồn Tuổi trẻ Online
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38