Trẻ bị xâm hại và nỗi đau khó xóa

Khi 9 đối tượng bị bắt giam vì nhiều lần xâm hại một bé gái, người dân thôn Yên Tàng,xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn không khỏi bàng hoàng xót xa.Đứng trước vành móng ngựa, nhóm trai làng lí nhí nói lời sám hối, nhưng tất cả đã quá muộn.

Bé gái nhiều lần bị hãm hại

Một ngày cuối tháng 10, TAND TP Hà Nội đông hơn thường ngày. Đó cũng là dấu hiệu của một vụ án mà người dân đặc biệt quan tâm khi đưa ra xét xử. Chỉ có điều khác biệt, hầu hết người đến tham dự phiên tòa đều là những người nông dân chất phát. Vì nhà khá xa tận xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn nên họ đến tòa từ sáng sớm. Ánh mắt ai cũng buồn rầu, có lẽ nhiều người cả đêm qua chẳng thể chợp mắt. Nhắc đến câu chuyện kinh hoàng tại thôn Bắc Phú, Sóc Sơn ai cũng xót xa chuyện một bé gái bị đám trai làng xâm hại. Theo hồ sơ vụ án, trong khoảng thời gian từ 8/3/2013 đến ngày 13/7/2013 Nguyễn Văn Đức (SN 1993), Nguyễn Văn Quang (SN 1995, trú ở thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú, Sóc Sơn) cùng đồng bọn đã nhiều lần có hành vi xâm hại cháu Đỗ Thị Hương (SN 1998 trú tại thôn Đan Tảo, xã Tân Minh, Sóc Sơn).

Lần thứ nhất vào 21h ngày 8/3/2013. Sau khi Đức, Quang cùng một số đối tượng uống bia ở thôn xong, biết Hương và người bạn gái của Quang đang chơi gần đó, Quang gọi điện cho bạn gái hỏi xem Hương còn ở đó không. Ngay sau đó, các đối tượng bàn cách hãm hại Hương. Cả bọn quyết định đi đón hai cô gái rồi đưa ra gốc cây đa giữa cánh đồng thôn Yên Tàng để “hành sự”. Tại đây, Quang kéo bạn gái tách khỏi nhóm, để lại một mình Hương bị các đối tượng thay nhau hãm hiếp đến lả người mới được tha về. Khi về nhà, Hương đã giấu kín chuyện vì xấu hổ. Các đối tượng thấy vậy tiếp tục tìm cách xâm hại Hương. Đến tháng 4/2013, cô bé 15 tuổi này bị hiếp dâm lần thứ 2. Tội ác của nhóm thanh niên thôn Yên Tàng bị bại lộ sau lần thứ 4 gây án… Sau 2 ngày nghị án, TAND TP Hà Nội đưa ra nhận định, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến sức khỏe, tinh thần của bị hại, đặc biệt nạn nhân đang ở độ tuổi trẻ em. Xác định Đức là bị cáo đầu vụ nên HĐXX tuyên Đức 15 năm tù; Quang lĩnh 14 năm tù. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 7 năm - 13 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Riêng Hoàng lĩnh 12 tháng tù được hưởng án treo về tội “Không tố giác tội phạm”.

Hàn gắn vết thương

Được biết, gia đình nạn nhân Hương rất khó khăn. Ngoài mấy sào ruộng cấy không biết trông chờ vào đâu. Bà Tuyên, mẹ Hương, tâm sự: “Bố cháu không được khôn ngoan như những người đàn ông khác nên mọi công việc đổ lên đầu tôi mà tôi thì ốm đau, bệnh tật suốt”. Bỏ học giữa chừng năm lớp 9, đến cái bằng cấp 2 Hương không có nên làm hồ sơ xin việc ở đâu cũng không được nhận. Hiện tại, Hương chỉ quanh quẩn phụ giúp bố mẹ công việc nhà và việc đồng áng. Câu chuyện đau lòng xảy đến với Hương cả làng cả xã đều biết khiến Hương chẳng dám đi đâu.

Khi hai con lớn đã xây dựng gia đình, bà Tuyên còn mỗi cô con gái út để trông cậy nào ngờ việc đau buồn ập đến.Tiếp xúc với người thân của một số bị cáo, điều mà chúng tôi dễ dàng nhận ra là đến tận bây giờ họ vẫn còn bàng hoàng về tội lỗi mà con em mình gây ra. Cũng chỉ vì mải lao vào vòng mưu sinh gia đình không để ý quản lý con trẻ hậu quả phải gánh chịu. Cả làng ai cũng đau xót bởi gần chục thanh niên dắt díu nhau vào tù. Hơn nữa, ở cái miền sơn động Yên Tàng vốn hiền hòa chưa từng xảy ra vụ án nào nghiêm trọng nói gì đến chuyện động trời như thế này.

Qua vụ án đau lòng, bác sỹ Nguyễn Trọng An, chuyên gia cao cấp về trẻ em và là bác sỹ tư vấn về sức khỏe tâm thần Nhi khoa, chia sẻ: Sau hành vi bị xâm hại, đứa trẻ rất hoảng sợ. Có những em dám nói ra, nhưng có em lại kìm nén vì sợ bố mẹ, hoảng sợ vì bị thủ phạm dọa giết, hoảng sợ vì cảm thấy mình bị người xung quanh nhìn bằng hình ảnh không tốt đẹp. Trên thực tế chưa có một nghiên cứu cụ thể về việc trẻ bị hiếp dâm rồi… “nghiện tình dục” nhưng đây là những hiện tượng có thực và đau lòng khi bị xâm hại một thời gian dài, các em có thể tìm lại chính đối tượng từng hiếp dâm hoặc đối tượng khác để… “cho không”.

Tuy nhiên, bác sỹ An cũng cho biết, đó là một trong những biểu hiện của sự sang chấn tâm lý nặng nề, cùng với sợ hãi hoặc tăng động… Vậy nhưng, nhìn từ góc độ nào, những đứa trẻ này vẫn là nạn nhân. Mặc  dù còn nhỏ, nhưng nạn nhân đã đủ nhận thức để nhìn nhận sự việc xảy ra với mình là một điều tồi tệ, khủng khiếp. Vì thế, suy nghĩ không còn gì để mất sẽ xuất hiện ở trẻ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến một số trẻ chưa “nghiện” quan hệ đã để mình tự do, thoải mái khi có kẻ khác xâm hại. Ngoài tâm lý bất cần, ở trẻ còn có sự đấu tranh nội tâm rất lớn với suy nghĩ “lỡ” rồi, cho luôn… Chính vì vậy, trị liệu sang chấn tâm lý ở các nạn nhân này là một việc làm không đơn giản và cần phải kịp thời, đòi hỏi các chuyên gia phải giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm và thật sự yêu thương trẻ.

Ở góc độ khác, luật sư, chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ, tác giả cuốn sách “Nói với con về tình dục không khó” chia sẻ: “Để bảo vệ các em, nếu cha mẹ viết đơn kiện cũng quan trọng, nhưng nếu làm quá ầm ĩ lại càng khiến trẻ tổn thương. Khi nào trong gia đình cũng mang không khí của kiện tụng, mang những câu chuyện lặp đi lặp lại, vết thương càng ngày càng bị khoét sâu hơn trong đứa con. Giải quyết vấn đề tâm lý của em nhỏ bị xâm hại quan trọng hơn việc đi kiện nhưng hầu như các gia đình đều không làm được. Thậm chí, nhiều em có dấu hiệu bị xâm hại nhưng bố mẹ không dám đưa đến trị liệu tâm lý vì sợ người biết chuyện và bố mẹ cũng không tin vào các trị liệu tâm lý giúp các em.

Việc điều trị tâm lý phải hướng đến chuyện giúp các em coi chuyện bị xâm hại ấy chỉ là một kỷ niệm buồn, chứ không phải là sự kiện làm thay đổi đời em. Kỷ niệm buồn ấy có thể quên đi. Các em lớn lên, lập gia đình bình thường, nhưng nếu cha mẹ làm không khéo thì vết thương ấy bị khoét rộng ra, làm tổn thương các em nhiều hơn. Câu chuyện sẽ được truyền từ nhà này sang nhà khác, từ người này sang người khác, cứ lan rộng ra thì các em khó có khả năng hàn gắn được vết thương…”.

Nam Anh

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động