Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu: Cần giữ nét đẹp văn hóa
Nghệ thuật chụp ảnh bóng nước trên di động | |
4 lý do khiến ảnh chụp bằng smartphone bị mờ nhòe |
“Cuộc đua ngầm” mùa kỷ yếu
Chụp ảnh kỷ yếu đã trở thành trào lưu trong một vài năm trở lại đây của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Thông thường vào dịp cuối tháng 9, đầu tháng 10 là thời điểm được rất nhiều sinh viên lựa chọn chụp ảnh kỷ yếu. Để có được một bộ ảnh đẹp, lưu giữ những hình ảnh ấn tượng, các bạn sinh viên phải lên ý tưởng cả tháng trời cho các công đoạn như thuê thợ chụp ảnh, tìm địa điểm, cuối cùng là chuẩn bị các phục trang, đạo cụ.
Địa điểm chụp ảnh thường là những khu vực di tích văn hóa như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu, Lăng Bác… Thế nhưng khoảng 2-3 năm trở lại đây, với nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ, nhiều sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng đã lựa chọn các điểm chụp ảnh kỷ yếu ở khu vực xa trung tâm tại một số điểm du lịch sinh thái như hồ Đại Lải, thành cổ Sơn Tây, Tam Đảo, thậm chí nhiều lớp còn lựa chọn chụp ảnh tận Lào Cai, Hà Giang…với số tiền đầu tư không hề nhỏ.
Cần thể hiện nét đẹp văn hóa tri thức ngay cả trong việc chụp ảnh kỷ yếu. Ảnh minh họa |
Bạn Hoàng Yến (SV khoa Kế toán, trường Đại học Tài chính) cho biết: “Hiện nay một số điểm chụp ảnh kỷ yếu tại nội thành Hà Nội như Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long…rất nhiều sinh viên của các trường lựa chọn đến chụp ảnh, vì thế muốn có được hình ảnh đẹp, địa điểm chụp theo ý mình thường phải chờ đợi rất lâu. Để tránh chờ đợi và có thời gian thực hiện bộ ảnh kỷ yếu, năm nay bọn mình lựa chọn địa điểm ở khu thành cổ Sơn Tây, dù hơi xa nhưng thoải mái hơn và hi vọng sẽ có được nhiều hình độc đáo”.
Cùng chung quan điểm với Hoàng Yến, bạn Văn Mạnh (sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) nói: “Chuẩn bị ý tưởng chụp ảnh kỷ yếu đã vất vả, nhưng chọn địa điểm chụp cũng là cả vấn đề. Ở Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long hay Lăng Bác quá nhiều người chụp. Năm nay bọn mình quyết định đầu tư hẳn một chuyến đi lên Mai Châu (Hòa Bình) để thực hiện ảnh kỷ yếu, mặc dù hơi tốn kém về kinh phí, nhưng khi đưa ra ý tưởng này mọi người đều ủng hộ. Để buổi chụp ảnh được thuận lợi nhất, việc thuê nhà nghỉ, mua vé vào khu du lịch sinh thái…bọn mình đã phải đặt trước cả tháng”.
Lớp này chụp được nhiều ảnh đẹp, lớp kia có địa điểm chụp độc đáo…vô tình tạo ra một cuộc chạy đua ngầm giữa các trường, các lớp trong mùa kỷ yếu. Không chỉ việc chạy đua tìm địa điểm, ý tưởng chụp ảnh, mà hiện nay rất nhiều sinh viên còn có một cuộc đua mới về việc đầu tư hình ảnh như thuê trang phục, làm tóc, trang điểm. Theo tính toán của một bạn sinh viên nữ, chuẩn bị cho buổi chụp ảnh kỷ yếu các bạn nữ thường phải đi lựa thuê áo dài, một bộ áo đẹp cùng mất 150-200 nghìn đồng/1 bộ; trang điểm, làm tóc với giá 100 nghìn đồng/1 người, cùng vô số kiểu làm đẹp khác và chi phí thường vào khoảng 1 triệu đồng/1 người. Đó là chưa kể đến việc đóng tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền vé, tiền xe, tiền thuê chụp ảnh… Các bạn sinh viên nam thì chi phí ít hơn nhưng tổng chi phí mỗi bạn sinh viên cũng phải bỏ ra từ 2-3 triệu đồng/1 người.
Để kỷ yếu thêm ý nghĩa
Cùng với “cuộc đua” ngầm giữa các bạn sinh viên để tìm địa điểm, ý tưởng, thời gian, thậm chí không tiếc tiền đầu tư để có được một bộ ảnh kỷ yếu đẹp; để có được những bộ ảnh ưng ý đó, là hoàng loạt các hình ảnh phản cảm gây khó chịu cho nhiều người, đã làm mất ý nghĩa của nét đẹp văn hóa.
Nhiều nơi, sinh viên chụp ảnh đứng chắn hết đường đi của du khách, thậm chí thản nhiên dẫm đạp lên thảm cỏ hay một vài khu vực có biển cấm, tạo ra những hình ảnh xấu xí, không đẹp mắt. Đó là chưa kể đến những cách tạo dáng “bá đạo” kiểu sinh viên hay những bộ ảnh kỷ yếu gây phản cảm, hình ảnh xả rác bừa bãi sau mỗi buổi chụp… |
Không khó để người viết cũng như du khách tại một số điểm thường được sinh viên lựa chọn chụp kỷ yếu như Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long…bắt gặp cảnh tượng chen lấn, người đứng ngang, kẻ đứng dọc tranh nhau từng mét đất. Nhiều nơi, sinh viên chụp ảnh đứng chắn hết đường đi của du khách, thậm chí thản nhiên dẫm đạp lên thảm cỏ hay một vài khu vực có biển cấm, tạo ra những hình ảnh xấu xí, không đẹp mắt. Đó là chưa kể đến những cách tạo dáng “bá đạo” kiểu sinh viên hay những bộ ảnh kỷ yếu gây phản cảm, hình ảnh xả rác bừa bãi sau mỗi buổi chụp…
Chia sẻ về vấn đề này, cô Thanh Thảo, giảng viên trường Đại học Tài chính, cho biết, không ai cấm các bạn sinh viên chụp ảnh kỷ yếu, nhưng chụp sao vừa đẹp vừa có ý nghĩa lại ít tốn kém mà vẫn có được ảnh đẹp ưng ý. Đặc biệt, khi chụp tại những địa điểm nhạy cảm như khu di tích hoặc các khu du lịch…các bạn cần chú ý đến việc thể hiện vẻ đẹp của sinh viên, nét văn hóa của con người Việt Nam thông qua các hành động như không xả rác bừa bãi, không chụp ảnh phản cảm, không chen lấn, xô đẩy, không xâm phạm vào di tích…
“Công việc chính của các bạn sinh viên vẫn là học, đặc biệt năm cuối phải chuẩn bị rất nhiều cho kỳ thi tốt nghiệp. Vì thế, tôi vẫn thường nhắc các bạn sinh viên không nên đầu tư quá nhiều tiền bạc, thời gian vào việc chụp ảnh kỷ yếu. Đặc biệt là trong khi chụp ảnh, các bạn cần phải thể hiện được nét đẹp, văn hóa, đạo đức, tránh làm xấu hình ảnh của sinh viên, của trường đại học mà mình đang theo học. Có làm được như vậy, bộ ảnh kỷ yếu mới thực sự có ý nghĩa”, cô Thanh Thảo cho hay.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35