Tránh tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi (kỳ 2)
Đảm bảo tính công bằng trong tinh giảm biên chế |
Song vấn đề mà nhân dân cũng như những công chức đang thuộc diện hưởng lương từ ngân sách quan tâm là làm thế nào để tạo ra cơ chế giám sát việc thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan đúng đối tượng. Cách đặt vấn đề của nhân dân là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, hiện không ít cơ quan, người làm được việc thì ít, người chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu cũng khá nhiều. Vì thế quá trình sàng lọc tinh giản biên chế có khi lại rơi vào đúng những đối tượng làm được việc.
Tranh minh họa |
Về băn khoăn của người dân, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: “Không có vùng cấm trong tinh giản biên chế”. Việc thực hiện tinh giản được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức từ Trung ương cho đến cấp xã, trong cả hệ thống chính trị. Quá trình thực hiện đương nhiên sẽ gặp nhiều lực cản, nhiều khó khăn như sự cả nể, ngại va chạm, trách nhiệm của người đứng đầu.Tuy nhiên, cần phải vượt qua các lực cản, các khó khăn bằng cách bám sát vào mục tiêu của tinh giản biên chế là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và việc này phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết thêm, để tránh tình trạng cả nể, tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến việc phân loại, đánh giá để thực hiện việc tinh giản biên chế, bên cạnh đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, vừa qua Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 56 về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Đây là cơ sở và căn cứ quan trọng để có thể thực hiện được việc phân loại người làm việc tốt, người làm việc chưa tốt, người hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng yêu cầu công việc.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi) đã quy định hai tổ chức quan trọng này được quyền tham gia giám sát, thanh tra các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước về quy trình làm việc, quá trình sản xuất, kinh doanh… Do đó, hơn lúc nào hết Chính phủ cần ban hành nghị định để tổ chức công đoàn thực hiện đúng quyền hạn của mình trong công tác tham gia giám sát và thanh tra. Trước mắt là cùng các cơ quan, đoàn thể tham gia giám sát, thanh tra lộ trình tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước. |
Thực tế lộ trình cắt giảm 4.139 biên chế đang đến gần và điều mà dư luận, những công chức hưởng lương ngân sách đặc biệt quan tâm, tại sao đến nay Chính phủ, các bộ, ngành vẫn chưa có bất kỳ văn bản quy định về quy trình, điều kiện cắt giảm ra sao. Chị Nguyễn Thị Tuyết, hiện đang công tác tại một viện nghiên cứu chiến lược cho hay, chị vào cơ quan này công tác thuộc diện thi tuyển, chứ không phải thuộc diện “quan hệ”, hay “ô dù”…. Từ khi nghe tin nhà nước có chủ trương cắt giảm biên chế, chị nhìn trước, ngó sau vẫn thấy mình thuộc diện “lẻ loi”. Thế nên, nếu cơ quan chị thuộc diện tinh giản biên chế, không biết số phận chị sẽ như thế nào. Một số công chức cho hay: Thông thường trong một cơ quan, ngoài bộ máy lãnh đạo còn có chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên… Thế nên khi đưa ra rà soát những đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế phải họp lấy ý kiến của chi bộ đảng, đoàn thể.
Mấu chốt đặt ra phải có sự giám sát độc lập; giám sát chéo ít nhất là 3 cơ quan, cao nhất là Thường vụ Quốc hội; các ủy ban của Quốc hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi tiến hành tinh giản biên chế. Với cấp tỉnh, thành thì cần có sự giám sát của Hội đồng nhân dân, MTQVN tỉnh/thành và Liên đoàn Lao động. Cương quyết không để lãnh đạo các đơn vị “vừa đá bóng, vừa thổi còi” sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường. Tinh giản biên chế là một chủ trương đúng và trúng, nhưng quan trọng là cách làm thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng người tài phải khăn gói ra đi, những người không làm được việc, nhưng vì có ô dù, ê kíp, nịnh hót ở lại.
Hương Phạm
Kỳ 3: Tinh giản để hướng tới xã hội công bằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28