Rao bán ảnh chân dung và bút ký tác giả “Màu tím hoa sim”
Đi tìm người đẹp “Duyên dáng xứ Thanh 2015” |
Nhà thơ, nhiếp ảnh gia Phạm Phú Thang (SN 1933, trú tại thành phố Thanh Hóa) cho biết, bức ảnh chân dung và bút ký của nhà thơ Hữu Loan tác giả bài “Màu tím hoa sim” nổi tiếng mà ông có được, hiện ông rao bán bức ảnh này để gây quỹ sáng tác văn học trẻ tỉnh nhà.
Nhà thơ, nhiếp ảnh gia Phú Thang |
Ông Thang nói về bức ảnh kỷ niệm rao bán, đó là một ngày năm 2005, nhà thơ Hữu Loan từ dưới quê xã Nga Lĩnh, (huyện Nga Sơn, Thah Hóa) lên thành phố Thanh Hóa chơi và có ghé thăm ông. Do quen biết từ trước nên hai người có ngồi ngâm thơ và uống trà đàm đạo với nhau.
Sau đó, ông có chụp cho nhà thư Hữu Loan nhiều bức ảnh làm kỷ niệm, trong đó có bức ảnh chân dung cùng chữ ký của nhà thơ Hữu Loan. Theo nhiếp ảnh gia Phú Thang bức ảnh chân dung cùng với chữ ký của nhà thơ Hữu Loan được cho là bức ảnh đẹp nhất mọi thời đại và có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với nhà thơ Hữu Loan. Khi đó, tác giả “Màu tím hoa sim” đã 90 tuổi.
Nhiếp ảnh gia Phú Thang nhớ lại “Lúc đó thấy anh Hữu Loan vui vẻ và phấn khích nên tôi đề xuất xin được chụp bức chân dung của anh làm kỷ niệm. Ngẫm nghĩ một lát, anh đã đồng ý và tôi đã chọn nhiều góc ảnh để chụp nhưng vẫn không có bức hình ưng ý. Đang loay hoay bỗng anh Hữu Loan ngồi trong tư thế nghiêng đầu và đã toát lên sự phong lưu của người nghệ sỹ với mái tóc và bộ râu trắng bạc phơ theo tháng năm. Tôi vội bấm máy và chụp được khoảnh khắc có hồn đó nhất về chân dung của anh Hữu Loan”.
“Hôm sau rửa ảnh tôi liền đem bức ảnh về quê cho anh ấy xem, anh ấy thích và khen bức ảnh rất đẹp, anh Hữu Loan cho rằng đây là bức chân dung đẹp nhất từ trước đến nay của anh. Tôi đã bảo anh Hữu Loan ký vào bức ảnh để lưu giữ làm kỷ niệm. Tôi đưa bút cho anh để ký. Đây có lẽ là chữ ký cuối cùng mà tôi giữ được trước khi anh Hữu Loan qua đời”.
Bức ảnh chân dung và bút ký của nhà thơ Hữu Loan đang được rao bán |
Sau nhiều năm nhiếp ảnh gia Phú Thang vẫn cất giữ rất cẩn thận, những bức ảnh đã được nhiều người chụp lại và sử dụng lư tiệu cho bài viết trên mạng “Đó không phải là bản gốc và không có bút ký. Bức ảnh có bút ký cũng như tấm phim gốc hiện tôi đang cất giữ” – ông Thang cho biết.
Lý do bức chân dung và chữ ký của nhà thơ Hữu Loan được nghiếp ảnh gia mang ra rao bán, theo ông Thang, nếu ai có nhu cầu sử dụng độc quyền tấm ảnh chân dung thì ông sẽ nhượng bản quyền lại để lập quỹ đào tạo những người viết văn trẻ ở Thanh Hóa. Hiện quỹ đào tạo cho những người viết văn trẻ ở Thanh Hóa rất cần sự động viên và khích lệ tinh thần những cây bút trẻ vươn lên…
Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan (sinh năm 1916 ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa). Sau khi đỗ tú tài ông làm nghề dạy học, Từ những năm 1940, ông tham gia cách mạng và từng làm Phó Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Khi thống nhất đất nước, nhà thơ Hữu Loan về Hà Nội làm biên tập viên báo Văn Nghệ, đến năm 1958 ông về quê nhà và cho đến lúc mất. Hữu Loan viết cả truyện và ký nhưng thành công hơn là thơ ca, một số bài thơ đã nổi tiếng đã được phổ biến rộng rãi trong đó có bài “Màu tím hoa sim”. Bài thơ được sáng tác năm 1949, sau khi người vợ đầu của ông qua đời. “Màu tím hoa sim” đã được nhiều nhạc sỹ phổ nhạc. Năm 2004, bài thơ “Màu tím hoa sim” đã được Công ty CP Công nghệ Việt mua bản quyền trị giá 100 triệu đồng. |
Tuyên - Bốn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01