Toàn cảnh hình ảnh buổi giao lưu trực tuyến "Hiểu về pháp luật để giải quyết quan hệ lao động hài hòa"
*7h30: Đông đảo Công nhân viên chức lao động đến tham dự buổi giao lưu
* 8h: Khai mạc buổi giao lưu
Dự buổi giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; Nguyễn Viêm Hoàng – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hà Nội; Lê Thị Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Bùi Hoàng Phan, Phó Bí thư Thường trực quận uỷ Hoàn Kiếm; Đinh Hồng Phong, Uỷ viên ban thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận; Nguyễn Quốc Hoàn, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Quận uỷ Hoàn Kiếm; Hoàng Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàn Kiếm; Lê Hoàng Thuỷ Vân, Quận uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm. |
* 8h10: Phát biểu khai mạc buổi giao lưu
Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Hiện nay các thiết chế để hỗ trợ xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, đơn vị như cơ chế đối thoại, thương lượng, hệ thống hòa giải, trọng tài đã được quy định trong hệ thống pháp luật nước ta. Tuy nhiên mối quan hệ lao động haì hoà, bền vững chỉ có thể được xây dựng chính từ người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở hiểu và thực hiện đúng pháp luật lao động, trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội, một chính sách liên quan đến hầu hết người lao động. Chính vì những lẽ đó mà việc tuyên truyền nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động những năm qua luôn được công đoàn các cấp, trong đó có báo Lao động Thủ đô chú trọng. |
Cùng phát biểu tại buổi giao lưu, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân cho hay: Trong những năm qua, Liên đoàn Lao động quận đã đặc biệt chú trọng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục và tư vấn pháp luật miễn phí cho người lao động. Việc Liên đoàn Lao động quận phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức tuyên truyền chế độ chính sách pháp luật lao động mới đến đông đảo cán bộ, đoàn viên qua hình thức giao lưu trực tuyến là việc làm mới, sáng tạo, là việc làm hết sức cần thiết của các cấp công đoàn quận góp phần thực hiện, thắng lợi nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. |
* 8h20: Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đánh giá các buổi giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn Thủ đô tổ chức đều có những chủ đề thiết thực, tập trung vào những vấn đề liên quan thiết thân tới người lao động, qua đó thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và CNLĐ. Với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chế độ chính sách đối với người lao động, đây là một cơ hội quý giá để người lao động nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình. Tại buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ về các chính sách này và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động. |
* 8h25: Tặng hoa các chuyên gia
Đại diện lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô và Quận Hoàn Kiếm tặng hoa cho các chuyên gia. |
* 8h30: Các chuyên gia bắt đầu trả lời các câu hỏi
Trả lời thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động cũng như bạn đọc trực tuyến có: Bà Dương Thị Minh Châu – Trưởng phòng Chế độ Bảo hiểm xã hội Hà Nội; Thạc sĩ Lê Đức Thiện – Phó Giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động; Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Văn Hà – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. |
Chị Ngô Thị Thúy Hồng (Giáo viên Trường mầm non Măng Non) đặt câu hỏi: Tôi là giáo viên, vậy trong thời gian thai sản trùng với nghỉ hè thì có được kéo dài thời gian nghỉ hay không? |
Chị Nguyễn Bình Minh đặt câu hỏi: Các điểm mới trong quy định tiền lương tối thiểu vùng năm 2019? |
Anh Vũ Xuân Trường (Công ty Cổ phần Sách Hà Nội) hỏi: Chế độ dành cho người lao động phải nghỉ việc do cơ quan sắp xếp lại lao động sẽ được tính như thế nào? |
Chị Phạm Hằng (Trưởng phòng Hành chính nhân sự - Công ty thuộc Khối Bất động sản - Tập đoàn T&T Gruop) hỏi: Từ năm 2019, chế độ chính sách lao động dành cho người làm thêm giờ vào ban đêm được tính như thế nào? Do tính chất công việc, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày trong tuần mà có thể không phải là ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ. Vậy trong trường hợp người lao động đi làm những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ và có làm ngoài giờ vào ban đêm thì có tiền ngoài giờ vào ban đêm sẽ được tính như thế nào? |
Chị Trần Ngọc Anh (Trường Mẫu giáo 20/10) đặt câu hỏi: Từ 1/7/2019 người lao động tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng them quyền lợi như thế nào? Những trường hợp nào được hưởng 100% quyền lợi bảo hiểm y tế?. |
Người lao động chăm chú lắng nghe chuyên gia giải đáp |
Bà Đào Ngọc Vân - Phó Trưởng phòng Giám định bảo hiểm y tế 2 - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tham gia trả lời câu hỏi của công nhân lao động |
Anh Lương Trung Dũng (Công ty TNHH Đoàn kết Quốc Tế) hỏi: Tôi làm việc tại công ty liên doanh từ năm 1995 – 1997 và được trả lương bằng tiền đô. Sau đó được quy đổi và trả lương theo tiền Việt. Sau này khi nhân viên nghỉ hưu thì lương hưu được trả theo mức giá tiền tiền Việt để chi trả nhưng quy theo giá tiền đô lúc bắt đầu được chi trả lương. Vậy xin chuyên gia cho biết tính hợp lý của vấn đề này?. |
Chị Nguyễn Thị Minh Quỳnh (Techcombank) hỏi: Thỏa ước lao động tập thể có bắt buộc không? |
Chị Phạm Thị Yến (Techcombank) đặt câu hỏi: Người lao động được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi tỷ lệ đồng chi trả trong 1 năm lớn hơn 6 lần lương cơ sở có kèm theo điều kiện tăng ràng buộc về số năm đóng bảo hiểm y tế hay không? |
Bạn đọc hỏi qua hệ thống trực tuyến: Chị Bùi Thị Thúy - Khu Công Nghiệp Bắc Thăng Long: Trong trường hợp công nhân bị tai nạn lao động mà trước khi làm việc có sử dụng rượu bia thì có được trợ cấp tai nạn lao động không? (Ví dụ uống bia leo lên giàn dáo bị ngã xuống có thương tích). |
Chị Nguyễn Ngọc Hà (Giáo viên trường mầm non) hỏi: Trường hợp người lao động làm việc thuộc đơn vị doanh nghiệp Nhà nước trước năm 1995 mà chưa được cộng nối bảo hiểm thì đến nay phải tính cộng nối như thế nào? |
9h10: Giao lưu với công nhân lao động
Ông Nguyễn Viêm Hoàng – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hà Nội trao quà cho người lao động tham gia giao lưu |
Bà Bùi Thị Thanh Giang - Trưởng Ban Nữ công Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội trao quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu |
Bà Lê Hoàng Thuỷ Vân, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm trao quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu |
9h25: Tiếp tục chương trình giải đáp người lao động
Anh Nguyễn Huy Tấn (Trường Trung học cơ sở Thanh Quang) hỏi: Tôi là giáo viên có trình độ Đại học nhưng hiện tại đang hưởng lương bằng Cao đẳng bậc 4, hệ số 3,03. Nếu tôi được nâng ngạch và hưởng lương bằng Đại học thì cách tính hệ số lương sang ngạch như thế nào? |
Bác Vũ Văn Cường (Đội An ninh trật tự quận Hoàn Kiếm) hỏi: Tôi có người bạn tham gia quân ngũ thời kỳ năm 1985 - 1989 đến giờ muốn cộng thời gian vào bảo hiểm xã hội nhưng mất quyết định chỉ có giấy chứng nhận thời gian công tác quân ngũ thì có được hưởng chế độ cộng thời gian công tác vào thời gian Bảo hiểm hay không? |
Chị Hải Đường (Trường THCS Trần Quốc Toản) hỏi: Tôi là giáo viên về trường mầm non công tác từ năm 1991 nhưng đến năm 1993 mới được đóng bảo hiểm. Vậy tôi có được đóng bù để cộng nối phần bảo hiểm xã hội hay không, và phải làm sao để được đóng bù? |
Chị Nguyễn Linh Chi (Trường Tiểu học Nguyễn Tuân) hỏi: Hiện đơn vị tôi có 2 khối đặc thù: Một khối chuyên môn, một khối vừa làm chuyên môn vừa làm quản lý. Vậy đơn vị muốn ký thêm một hợp đồng lao động khác để trả thêm lương cho người lao động làm thêm giờ thì có được hay không? |
Bạn đọc hỏi qua hệ thống trực tuyến Anh Mai Quý (Công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long) hỏi: Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm có những gì? Tiền bồi thường được tính thế nào? Trường hợp tai nạn do lỗi của người lao động gây ra trong khi làm việc thì có được trợ cấp gì không? Và được hưởng như thế nào? |
Chị Nguyễn Thu Thủy (Trường mầm non Hoa Hồng) hỏi: Chúng tôi công tác trong ngành giáo dục (là nhân viên), thế nhưng giáo viên thì được hưởng chế độ thâm niên còn chúng tôi lại không được hưởng? xin chuyên gia tư vấn giúp? |
9h55: Giao lưu với công nhân lao động
Bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô trao quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
Ông Nguyễn Hồng Thanh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm trao quà cho người lao động tham gia trả lời câu hỏi giao luu |
10h00: Tiếp tục chương trình giải đáp người lao động
Chị Nguyễn Thị Hằng Hải (Trường mầm non Tháng Tám) hỏi: Trong gia đình tôi có người đã đóng bảo hiểm xã hội được 18 năm. Nay người đó đã 60 tuổi và muốn đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì cần làm gì? |
Chị Nguyễn Thị Nguyên (Giáo viên Trường mầm non Lý Thường Kiệt) hỏi: Tôi công tác tại Bắc Ninh từ năm 2003. Đến năm 2006 tôi chuyển về Hà Nội, tại thời điểm này 3 tháng đầu làm việc tôi không đóng bảo hiểm xã hội. Vậy tôi hỏi 3 tháng cách quãng đó sau này tôi có được đóng bổ sung hay không và đóng như thế nào? |
10h10: Kết thúc buổi giao lưu trực tuyến
Bài viết cùng chủ đề
Tọa đàm, Giao lưu trực tuyếnNên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42