Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở:

Góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, phát triển

(LĐTĐ) Để các quyền dân chủ cơ sở của người lao động được bảo đảm, thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở (CĐCS) trong tham gia và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang lấy ý kiến rộng rãi từ doanh nghiệp, các cấp công đoàn, để ban hành hướng dẫn mới về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo nội dung Nghị định 149 và phù hợp với tình hình mới.
gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien Kịp thời giải quyết bức xúc nảy sinh trong quan hệ lao động
gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien Tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, nhằm phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng suất lao động, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp… của đoàn viên công đoàn và người lao động.

gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien
Hội nghị người lao động tại Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội

Đây cũng được coi là công cụ để tổ chức Công đoàn, nhất là CĐCS trong thực hiện trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho đoàn viên và người lao động tại doanh nghiệp, đồng thời là nhịp cầu kết nối, thúc đẩy và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, (dự thảo Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi, bổ sung, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP) và các Công ước Quốc tế Việt Nam đang chuẩn bị ký kết…), ngày 7/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc (gọi tắt là Nghị định 149) thay thế Nghị định số 60/ 2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 60) .

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc ban hành Nghị định 149 thay thế Nghị định 60 đã tạo sân chơi bình đẳng và là cơ hội để người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện cho các bên trong quan hệ lao động tự tổ chức, nâng cao kỹ năng thương lượng, thỏa thuận các nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, Nghị định 149 không còn quy định chi tiết, cụ thể về các quyền của người lao động (quyền được biết, được làm, được bàn, được kiểm tra, giám sát) như Nghị định 60 mà chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc chung, nội dung cơ bản.

Tương tự như vậy, các nội dung về đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức Hội nghị người lao động cũng được quy định rất ngắn gọn, lược bỏ toàn bộ các quy định về quy trình, các bước, cách thức, nội dung… đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị người lao động tại doanh nghiệp…

Điều này có nghĩa rằng, kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc vào kết quả thương lượng, thỏa thuận giữa các bên, ví dụ: Thương lượng, thỏa thuận về việc đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất; thảo luận, thống nhất việc tổ chức hội nghị người lao động; đề xuất quy định chi tiết quyền dân chủ của các bên…

Vậy, làm thế nào để các quyền dân chủ cơ sở của người lao động được thực hiện có hiệu quả? Làm thế nào công đoàn bảo vệ được các quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động thông qua việc tham gia hay xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc? nhưng đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên?... thực sự đây là vấn đề thách thức đối với tổ chức Công đoàn, nhất là CĐCS.

Nên giữ đối thoại định kỳ 3 tháng/1 lần

Tại hội thảo, từ kinh nghiệm thực tiễn, đại diện cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đơn vị, công đoàn cấp trên cơ sở… đã chia sẻ, góp ý chi tiết về các nội dung như: Quyền được biết của người lao động; quyền được tham gia, được quyết định và được kiểm tra, giám sát của người lao động; quy định tổ chức đối thoại và hội nghị người lao động. Liên quan đến thời gian đối thoại định kỳ, nhiều ý kiến cho rằng không nên tổ chức 3 tháng/1 lần vì khó triển khai và không có nội dung để đối thoại. Nếu thực hiện theo quy định sẽ dễ bị hình thức.

Thừa nhận việc đối thoại giữa CĐCS với người sử dụng lao động nhiều nơi vẫn còn hình thức, đại diện Công đoànTập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đề xuất: Để đối thoại có hiệu quả, CĐCS cần tham khảo nội dung, các bước tổ chức đối thoại thực hiện theo hướng dẫn.

Cụ thể, trong vòng 30 ngày kể từ cuộc đối thoại liền kề kết thúc, CĐCS và người sử dụng lao động nên chủ động gửi nội dung đối thoại cho nhau để chuẩn bị cho kỳ đối thoại kế tiếp. Các bên nhận được yêu cầu đối thoại phải xử lý và thống nhất về địa điểm thời gian, nội dung... nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu đối thoại, đồng thời phân công các thành viên tham gia đối thoại chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan đến cuộc đối thoại...

Từ thực tế hoạt động, ông Nguyễn Đức Nhân - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội (doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản đóng tại Khu Công nghiệp Quang Minh, Hà Nội) cho biết: Tại Công ty chúng tôi, đối thoại được thực hiện hàng tháng. Ban Chấp hành Công đoàn lên lịch với Ban Giám đốc từ ngày 10-15 hàng tháng.

Thành phần đối thoại gồm Chủ tịch Công đoàn và 2 đồng chí Phó Chủ tịch Công đoàn, Ban Giám đốc có 3 người - cùng nhau trao đổi về những kiến nghị, ý kiến hai bên đang vướng mắc. Tất nhiên, trước khi đối thoại, Ban Chấp hành Công đoàn đã lấy ý kiến từ tổ Công đoàn, người lao động nên tạo được sự đồng thuận khá cao.

Theo ông Nhân, các cuộc đối thoại trong năm thường không vấn đề gì, nhưng sẽ căng thẳng hơn vào cuối năm do yêu cầu mong muốn tăng lương, thưởng cho người lao động. Điển hình như năm 2018, CĐCS đã phải tiến hành đối thoại, thương lượng 5 buổi mới ra được mức thưởng như mong muốn từ phía người lao động là thưởng gần 3 tháng lương.

Về Hội nghị người lao động, trước khi Hội nghị diễn ra khoảng 1 tháng, Công đoàn tổ chức lấy ý kiến người lao động, tập hợp gửi Ban Giám đốc. Tại Hội nghị, Ban Giám đốc sẽ giải đáp kiến nghị từ người lao động và trả lời câu hỏi trực tiếp phát sinh tại Hội nghị. Từ thực tế tại cơ sở, ông Nhân khẳng định sự việc tổ chức đối thoại định kỳ nên giữ nguyên theo quy định hiện hành và cần thiết phải ban hành một hướng dẫn chung về quy trình, các bước tiến hành Hội nghị người lao động để CĐCS triển khai thuận tiện.

Khẳng định sự cần thiết phải ban hành hướng dẫn để Công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội kiến nghị: Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở.

Theo ông Nguyễn Đình Thắng, phần lớn là doanh nghiệp trong khu công nghiệp là doanh nghiệp FDI, 100% doanh nghiệp đều thực hiện tốt quy định về Quy chế dân chủ ở cơ sở, mục đích hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc. Qua hoạt động thực tế, ngoài việc đối thoại định kỳ, hiện nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện đối thoại đột xuất, hàng tháng.

Theo ông Thắng, về thành phần đối thoại, người tham gia đối thoại phải có năng lực, trình độ nhất định; nội dung đối thoại phải tập hợp thành nhóm vấn đề, biết ưu tiên đưa vấn đề gì trước để phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

“Đối thoại thế nào phải để hai bên cùng thắng. Công đoàn luôn đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, và đồng hành với người lao động chứ không phải sau đối thoại là đối kháng, do vậy, vai trò và năng lực người tham gia đối thoại giữ vai trò rất quan trọng; đồng thời cần thiết có quy định về thời gian làm việc tại Công ty bởi nếu một người mới vào doanh nghiệp làm việc, sẽ không thể nắm hết các quy định của Công ty để đối thoại hay tháo gỡ những vướng mắc, bổ sung, sửa đổi những nội dung chưa phù hợp với người lao động”, ông Nguyễn Định Thắng nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/11, Liên đoàn Lao đông (LĐLĐ) quận Long Biên đã trực tiếp tới thăm, động viên và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3 tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Hùng và Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ TMC Việt Nam.
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

(LĐTĐ) 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã nhận được những suất quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động