Tỏa sáng đất và người Hà Nội
Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ II - năm 2016 |
Theo NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội NSSKVN, Trưởng Ban tổ chức, Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ II diễn ra từ 17 – 24/12, thu hút hơn 500 diễn viên đến từ 13 đơn vị nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội với 13 vở diễn tham gia ở các loại hình như: Chèo, Cải lương, Kịch nói… Đây cũng là mùa diễn có nhiều nét mới với việc mở rộng phạm vi tham gia, trong đó có cả các đơn vị xã hội hóa như CLB Sân khấu Đoàn Thanh niên Bộ VH-TT&DL, Trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội (SK&ĐA), Hội Nghệ thuật nhân đạo TP Hà Nội.
Một cảnh trong vở diễn “Người Hà Nội” của đoàn Nhà hát kịch Quân đội. |
Đề tài và nội dung các tác phẩm tham dự liên hoan nhận được sự quan tâm lớn nhất từ khán giả, bởi gắn với mảnh đất nghìn năm văn hiến. Theo ghi nhận, Liên hoan lần này có khá nhiều vở diễn mang chủ đề anh hùng ca, có thể kể đến như “Gươm thiêng trao trả hồ thần” (Nhà hát Cải lương Việt Nam), “Ba ngày làm vua” (Nhà hát Chèo Quân đội), “Linh khí trời Nam” (CLB Sân khấu Đoàn thanh niên Bộ VHTTDL). Một số đơn vị mang đến các vở diễn dân gian cách tân như Nhà hát Chèo Việt Nam với “Trinh phụ hai chồng”, Hội Nghệ thuật nhân đạo TP Hà Nội với “Vua lợn”.
Nhà hát Kịch nói Quân đội đã mở màn liên hoan bằng vở diễn xúc động, lắng sâu cảm xúc hào hùng mang tên “Người Hà Nội”. Vở diễn bắt đầu từ câu chuyện một đội nữ văn công Hà Nội vào chiến trường phục vụ bộ đội. Không may, Hương Ly - cô ca sĩ nổi tiếng của đội bị thương, bị rơi vào một bệnh viện dã chiến của lính Cộng hòa. Vở diễn đề cao vai trò của những người nghệ sĩ, chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Họ đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nỗi nhớ Hà Nội, tâm tình người Hà Nội, văn hóa Hà Nội, vẻ đẹp Hà Nội được hòa quyện ngọt ngào qua những vai diễn, truyền tới khán giả một tình yêu da diết với Thủ đô.
13 vở diễn tại Liên hoan sân khấu Thủ đô 2016 gồm: “Khát vọng” (Nhà hát kịch Việt Nam), “Lời nói dối cuối cùng” (Nhà hát Tuổi trẻ), “Người Hà Nội” (Nhà hát kịch Quân đội), “Giông tố” (Đoàn kịch Công an), “Dâu bể một kiếp tằm” (Nhà hát Cải lương Hà Nội), “Gươm thiêng trao trả hồ thần” (Nhà hát Cải lương Việt Nam), “Chuyện tình thời sinh viên” (Nhà hát Chèo Hà Nội), “Trinh phụ hai chồng” (Nhà hát Chèo Việt Nam), “Ba ngày làm vua” (Nhà hát Chèo Quân đội), “Linh khí trời Nam” (CLB sân khấu Đoàn thanh niên Bộ VHTTDL), “Quẫn” (Đại học sân khấu Điện ảnh), “Vua lợn” (Hội Nghệ thuật nhân đạo TP Hà Nội), “Sự sắp đặt của số phận” (Nhà hát kịch Hà Nội). |
Ở một góc nhìn khác, vở diễn “Quẫn” các nghệ sĩ trẻ đến từ trường SK&ĐA lại mang đến cho khán giả những cái nhìn tổng quan, sâu sắc về bản chất hai mặt của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam. Vở diễn nói về những phần tử tư sản không chịu cải tạo theo yêu cầu của chủ nghĩa xã hội. Vợ chồng Đại Cát - nhân vật chính của kịch - tuy vào công tư hợp doanh nhưng lại tìm cách giấu vàng, sắm sửa đồ đạc, chia gia tài, cưới chồng cho con rất linh đình; thậm chí còn lo cả khoản ma chay cho bà mẹ già đang sống và cho cả bản thân vợ chồng y. Đây là lối sống hai mặt, luôn luôn tìm cách che đậy việc làm xấu xa, bản chất phản động của mình bằng cái vỏ đậy mĩ miều, giả nhân giả nghĩa, cầu tiến bộ…
Điều đặc biệt, nhiều vở diễn cũ được dựng theo hướng mới như tác phẩm “Giông tố” (tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng), “Lời nói dối cuối cùng” (tác giả Lưu Quang Vũ) của Đoàn Kịch nói Công an nhân dân, Trường SK&ĐA, Nhà hát Tuổi trẻ vẫn mang màu sắc khác, khai thác những khía cạnh ngày hôm nay nên vẫn luôn có tính thời sự.
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội cho biết, liên hoan sân khấu Thủ đô là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, các nghệ sĩ được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, cùng chung sức, chung lòng sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tôn vinh các phẩm chất của người Hà Nội, Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình ngàn năm văn hiến.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29