Tình quân - dân nơi địa đầu của Tổ quốc
![]() | Trên những pháo đài canh chủ quyền Tổ quốc |
![]() | Ngẫu hứng Trường Sa |
![]() | Nhớ Trường Sa 41 năm trước |
Men theo những con đường gập ghềnh đồi núi, qua những rừng cây mới trồng xanh ngắt phủ xanh đất trống, đồi trọc là những ruộng vườn xóa đói giảm nghèo đang đợi mùa thu hoạch, chúng tôi đặt chân đến Đồn Biên phòng Đàm Thủy, tỉnh Cao Bằng. Khung cảnh thôn sơn bình dị phần nào cho thấy cuộc sống bình yên của nhân dân các dân tộc trên địa bàn vùng biên cương. Chỉ bấy nhiêu thôi, nhưng đó là công sức, là nỗ lực bền bỉ của những người dân bản địa cùng biết bao tuổi xuân của những người lính mang quân hàm xanh.
Biên giới là quê hương
Từ thành phố Cao Bằng, đi khoảng 90 km về phía Tây Bắc là tới đồn biên phòng Đàm Thủy, nơi có thác Bản Giốc - thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng cũng như cả nước. Nếu ai đã một lần lên đây, chắc hẳn sẽ nhớ mãi những con đường quanh co, khúc khuỷu vắt ngang qua những sườn núi chạy dài tít tắp, một bên là núi đá dựng đứng, một bên là vực thẳm. Có khi cả hai bên đều là vách núi, dựng đứng, chất ngất như chực đổ ập xuống. Ở đó, đồn biên phòng Đàm Thủy nằm ẩn mình trên một sườn đồi, được che chắn bởi những dãy núi cao sừng sững. Có lẽ, ấn tượng đầu tiên của bất kỳ ai khi đặt chân đến đây là màu xanh mướt của những vườn rau, những vườn cây thuốc nam xung quanh đơn vị và khẩu hiệu lớn nổi bật: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương - Đồng bào các dân tộc anh em là ruột thịt”.
![]() |
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đàm Thủy tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. |
Dù đã tìm hiểu thông tin trước khi lên đây, nhưng tận mắt chứng kiến, tôi không khỏi bất ngờ về sự đổi thay nhanh chóng của mảnh đất biên cương nhờ đôi bàn tay chung sức của những người lính mang quân hàm xanh. Đồn biên phòng Đàm Thủy có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tuyến biên giới dài 18,6 km giáp Trung Quốc, bao gồm 60 mốc giới (26 mốc chính, 34 mốc phụ). Địa bàn Đồn phụ trách gồm 2 xã biên giới: Chí Viễn và Đàm Thủy, người dân chủ yếu là các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh…
Bên cạnh thực hiện tốt công tác chuyên môn, thực hiện phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương - Đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Đàm Thủy thường xuyên tăng cường vận động, tuyên truyền giúp người dân làm kinh tế, nâng cao chất lượng sinh hoạt bằng những hành động thiết thực, như tích cực giúp dân làm nhà, xây dựng chuồng trại, làm đường giao thông, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, đưa các giống lúa, ngô mới có năng suất cao vào sản xuất và qua đó, góp phần ổn định đời sống người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi biên cương.
Thiếu tá Lý Danh Ngọc - Chính trị viên Đồn Biên phòng Đàm Thủy - cho biết, là người chiến sĩ biên phòng, điều cốt yếu phải trở thành người thân của đồng bào, thực hiện 4 cùng “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng địa phương”. Đồng bào các dân tộc nơi đây chất phác, chịu thương, chịu khó, nhưng đời sống còn nghèo, đến với dân phải bằng những việc làm cụ thể, nhường từng viên thuốc mỗi khi có người đau ốm, dạy chữ cho bà con, cùng làm các mô hình kinh tế như trồng rừng, làm vườn…
“Với phương châm “Nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”, chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia” – Thiếu tá Lý Danh Ngọc nhấn mạnh.
Cái bụng chỉ ưng cán bộ thôi
Có mặt tại “ngôi nhà” của những người “thầy thuốc” mang quân hàm xanh, trạm khám bệnh kết hợp quân dân y tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) trong một buổi trưa hè nắng chang chang, chúng tôi chứng kiến những câu chuyện rất tình người. Ngay khi mới bước chân vào trạm, một ông bố bồng con nhìn chúng tôi cười thân thiện. Đó là anh Nầu Nìa Cồng, 42 tuổi, nhà ở xóm Nà Tuy, xã Chí Viễn, cách trạm tới 60km. Sáng nay, anh Cồng đèo cô vợ tên Cò Rá, 35 tuổi, đưa con gái út lên đây khám bệnh. Anh Cồng nói: Ở đây có cán bộ quan tâm, lại giỏi, nên dù đường xa, con nhỏ, lần nào vợ ốm, mình cũng đưa vợ tới đây cho bộ đội điều trị.
Nằm bên cạnh đó, bệnh nhân Nông Thị Liễu, được chẩn đoán rối loạn tiền đình, đến từ bản Chang, xã Đàm Thủy. Theo chị Liễu, nhà chị cách trạm quân dân y Đàm Thủy 3 cây số, đã nhiều lần đưa con cùng bố mẹ đến đây khám bệnh, nhưng đây mới là lần thứ hai chị phải đến nằm điều trị nội trú. Tại đây, chị được bác sĩ mặc áo lính khám, chữa bệnh miễn phí, chỉ có một số thuốc đặc trị thì phải mua hoặc nhờ các đồng chí bộ đội mua hộ rồi chuyển từ dưới huyện về.
![]() |
Mải mê khám bệnh, cấp thuốc, tới quá trưa, Đại úy - Y sĩ Hoàng Quốc Khánh mới tạm nghỉ để tiếp chuyện chúng tôi. Đại úy Khánh cho biết, anh vốn là cán bộ tại Bệnh xá Biên phòng tỉnh và mới được luân chuyển về đây 2 năm trước. Khu vực này, ngoài trạm quân dân y Đàm Thủy, cũng có các trạm y tế xã, nhưng nhiều người bệnh vẫn tìm đến đây, do đó dù chỉ có 3 cán bộ, nhưng mỗi tháng trạm phải tiếp nhận tới hơn 600 lượt người từ nhiều vùng khác nhau đến khám, chữa bệnh. Đó là chưa kể các trường hợp bệnh nặng, hoặc không di chuyển được, nên bất kể đêm hay ngày, các y sĩ đều phải thay phiên nhau đến tận nơi để khám, chữa bệnh.
Đại úy Khánh cũng cho biết thêm, Trạm có một cộng tác viên rất đặc biệt. Đó là ông Chung Văn Khin, người dân tộc Tày, vốn là thầy mo trên bản Chang, mà nguồn cơn của vụ việc là do “thầy” bó tay trước một căn bệnh lạ của người cháu. Khi biết chuyện, sau khi được các y sĩ tại trạm khuyên nhủ, thậm chí “đặt cược” thì thầy mới cho cán bộ đến nhà chữa bệnh cho người cháu của mình. Cứ như vậy, ròng rã sau hơn 1 tháng, khi người cháu của “thầy” khỏi bệnh thì “thầy” cũng trở thành một tuyên truyền viên tích cực của trạm dân quân y Đàm Thủy.
Bằng tinh thần trách nhiệm “Lo cho dân như lo cho mình”, chính từ những hành động thiết thực và hiệu quả ấy, hình ảnh những “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “Chiến sĩ tuyên truyền văn hóa quân hàm xanh”… bám bản, bám làng giúp dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống đã trở nên thật gần gũi, thân thương với người dân.
Tuấn Dũng Kỳ II: Xóm nghèo người Nùng làm nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Quận Long Biên: Huy động sự vào cuộc của các cấp cùng chăm lo tốt hơn cho người lao động
Tin khác

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật
Cộng đồng 24/04/2025 17:45

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi
Cộng đồng 24/04/2025 16:27

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền
Cộng đồng 24/04/2025 13:20

Thân thương vị tuổi thơ
Cộng đồng 24/04/2025 13:18

Tháng Nhân đạo 2025: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương
Xã hội 24/04/2025 12:34

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA
Xã hội 23/04/2025 20:14

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4
Cộng đồng 23/04/2025 16:44

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc
Xã hội 22/04/2025 22:12

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Cộng đồng 22/04/2025 17:14

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh
Cộng đồng 22/04/2025 10:53