Những ngày tháng cơ cực cuối đời của hai nghệ sỹ cải lương

LĐTĐ -Hiện tại, mỗi ngày hai vợ chồng nghệ sĩ Phi Hùng lãnh 100 tờ vé số đi bán nhưng bán cả ngày trời chỉ hết 70 – 80 tấm vé số là may. Gặp những hôm mưa gió thì chuyện bán ế, ăn cơm với mắm muối là thường tình.

Thương ông cụ tật nguyền đi bán vé số, tôi mua vài tờ và biết ông là nghệ sĩ Phi Hùng từng theo đoàn cải lương Hậu Giang. Riêng soạn giả Kiều Phương nổi tiếng với bài “Hai mùa lá rụng” thì 10 năm nay vất vả nằm một chỗ!

Soạn giả Kiều Phương -  10 năm ăn ngủ một chỗ

Soạn giả Kiều Phương tên thật là Trần Kiều Phương (1939) hiện tại đang sinh sống tại ấp Mỹ Tân, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Sau cơn tai biến, 10 năm nay soạn giả Kiều Phương bị liệt nửa người, mọi sinh hoạt đơn giản nhất đều phải nhờ cụ Nguyễn Ngọc Thu (70 tuổi) – vợ cụ Phương chăm sóc. Ngặt nổi, cụ Thu cũng mang bệnh u xơ tử cung nhiều năm nay nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên để mặc cho bệnh tình hành hạ.

Gặp lại người bạn cũ – nhà văn Thanh Huệ (đang sinh hoạt tại Hội nhà văn TP. Cần Thơ), soạn giả Kiều Phương mừng đến chảy nước mắt. Hai người bùi ngùi nhắc lại những ngày tháng học chung trường, những năm tháng vất vả mưu sinh, … rồi cùng ôn lại những kỷ niệm về văn chương, những vở tuồng vang bống một thời, … Và tất cả câu chuyện bị chùng xuống sau cơn đau thắt đường tiểu của ông Phương.

Gia tài của hai nghệ sĩ nghèo này giờ đây chỉ còn lại mấy tấm giấy khen úa vàng này
Gia tài của hai nghệ sĩ nghèo này giờ đây chỉ còn lại mấy tấm giấy khen úa vàng này

Cụ Thu bùi ngùi kể: “Vợ chồng tôi có hai người con trai. Chúng nó có gia đình nhưng đều nghèo khổ hết, quanh năm đi làm thuê làm mướn sinh sống. Tụi nhỏ lo cho gia đình của nó chưa xong nên không thể giúp vợ chồng tui thoát khỏi cảnh bệnh tật này. Tội nhất là vợ chồng thằng út, còng lưng cắt lúa quanh năm… kiếm tiền cho vợ chồng tôi thang thuốc! Thấy con cái nghèo khổ lại vất vả vì mình, nhiều lúc hai vợ chồng muốn chết cho xong để nhẹ gánh cho con cái!”

Theo lời cụ Thu cho biết, năm 2002 soạn giả Kiều Phương ngã bệnh rồi đột nhiên bị tai biến nặng. Gia đình phải bán căn nhà để chữa trị cho ông Phương, rất may ông Phương thoát qua cơn thập tử nhất sinh đó và sống lay lắt cho đến bây giờ. Từ đó đến nay vợ chồng soạn giả Kiều Phương phải ở đậu nhà của một người bà con xa. Mọi chi phí sinh hoạt, thuốc thang phụ thuộc vào tấm lòng của bàn bè trong đoàn hát xưa (đoàn Trâm Vàng) và địa phương giúp đỡ.

Bản thân cụ Thu mang chứng bệnh u sơ tử cung hơn 1 năm nay nhưng vì không tiền nên cụ Thu không dám đi khám bệnh. Hơn nữa, sau khi cụ Thu phát hiện cụ Phương bị rối loạn tuyến tiền liệt (không tiểu  được - PV) nên cụ Thu rất lo và muốn dành tiền đưa cụ Phương đi phẫu thuật. Nhưng đến nay số tiền tiết kiệm chỉ được hơn 3.000.000 đồng, trong khi bệnh tình, sức khỏe của cụ Phương thì mỗi lúc một yếu dần.

Gia tài của hai nghệ sĩ nghèo này giờ đây chỉ còn lại mấy tấm giấy khen úa vàng này
Hơn 10 năm nay soạn giả Kiều Phương chỉ nằm một chỗ, ông rất tiếc nuối vì ông chưa hoàn thành những tác phẩm còn dở dang của mình

Được biết, từ năm 1964 - 1967 cụ Phương đã viết văn làm báo nhưng món nghề thành thạo và đam mê của cụ Phương soạn tuồng cải lương. Qua thời gian tham gia đoàn cải lương Kinh Đô, đoàn Trâm Vàng, … ông cho ra đời nhiều tác phẩm hay, như: “Nhịp cầu Lam”, “Hai mùa lá rụng”, … các tuồng này đều được dàn dựng biểu diễn bởi cá nghệ sĩ nổi tiếng, như Thoại Mỹ, Lệ Thủy, Thanh Hương,..  Nhưng vì cuộc sống nghệ sĩ thời đó quá khổ nên ông đã bỏ nghề về dạy học cấp 2 trường trung học Hồng Đức, rồi dạy cấp 3 trường THPT Châu Văn Liêm ở Mỹ Luông.

Nhìn lại quảng đường nhiều ngã rẽ của soạn giả Kiều Phương – một soạn giả cải lương có chút tài danh, một nhà giáo từng “chấp cánh” cho hàng trăm học sinh, trong số đó có nhiều người thành đạt, có địa vị xã hội, … Nhưng cuối đời soạn giả Kiều Phương mang bệnh tật nằm một chỗ là điều làm ông khổ nhất khi khối ốc, bàn tay ông muốn viết thêm nhiều tuồng, bài ca hay đóng góp cho gia tài cải lương Nam bộ thêm trù phú.

Nghệ sĩ Phi Hùng – bán vé số mưu sinh

Tên thật của nghệ sĩ Phi Hùng là Trần Thanh Hùng (1932) hiện đang sinh sống cùng cụ Trịnh Thị Ngọc Anh (1943) – vợ nghệ sĩ Phi Hùng, tại KV 4, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Hiện tại, hai vợ chồng nghệ sĩ Phi Hùng dù bệnh tật nhưng hàng ngày vẫn gắng sức đi bán từng tờ vé số, mưu sinh.

Như thường ngày chúng tôi ngồi quán cà phê trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Cần Thơ) đón ông Phi Hùng trò chuyện. Nhưng chờ mãi không thấy ông nên chúng tôi theo địa chỉ tìm đến nhà ông Hùng thì mới biết ông ngã bệnh mấy hôm nay. Nhìn cảnh ông nằm ở nhà một mình, không con cái bên cạnh chăm sóc, chúng tôi không khỏi lo lắng.

Nghệ sĩ Phi Hùng tuy tuổi cao, chân tay bị tật nguyền nhưng vẫn phải đi bán vé số mưu sinh
Nghệ sĩ Phi Hùng tuy tuổi cao, chân tay bị tật nguyền nhưng vẫn phải đi bán vé số mưu sinh

 

Ông bùi ngùi nói: “Cứ đi bán vài 3 ngày là hai chân đau nhức, buộc tui phải nằm ở nhà uống thuốc rồi mới đi bán lại được. Vợ tui cũng y như vậy, bà nhà bị cao huyết áp, bị bệnh tim, … nên đi bán 1, 2 ngày thì mệt, huyết áp tăng… phải nằm ở nhà uống thuốc. Cũng may trời còn thương nên cho hai vợ chồng thay nhau bệnh, chứ cả hai đều ngã bệnh hết thì chẳng biết tiền đâu thang thuốc, đong gạo!”

Theo nghệ sĩ Phi Hùng kể lại, ông gia nhập đoàn cải lương Hậu Giang từ năm 1977 rồi đến đoàn cải lương sông Hậu, Tây Đô, … hát không biết bao nhiều bài, đóng bao nhiêu vở tuồng, từ kép phụ đến kép chính, … (hát chung đoàn với Phượng Liên, Diệp lang, Minh Cảnh) …Tuy cuộc sống nghệ sĩ thời đó thiếu thốn nhưng anh em rất vui vì được phục vụ 3 con cả ba miền.

“Thời đó anh em theo đoàn hát vất vả lắm, tiền công không thể nuôi vợ và 4 đứa con nên đến năm 1991 vợ chồng tôi xin nghỉ về nhà buôn bán. Nhờ vậy có tiền lo cho 4 đứa nhỏ khôn lớn, mua được căn nhà này. Vốn liếng dồn hết vào đó, bởi vậy ngày chúng ra riêng vợ chồng tui có giúp tụi nó được gì. Không vốn, không nghề nghiệp nên tụi nó không thoát khỏi kiếp nghèo, kiếp làm thuê chú ơi!”

Nghệ sĩ Phi Hùng tuy tuổi cao, chân tay bị tật nguyền nhưng vẫn phải đi bán vé số mưu sinh
Cả 2 ông bà, cứ đi bán 1,2 ngày là phải nằm ở nhà dưỡng bệnh, cứ thế hai ông bà thay thế nhau đi bán vé số mưu sinh

Cuộc sống gia đình nghệ sĩ Phi Hùng bắt đầu khó khăn hơn khi ông bị tai biến liệt nửa thân người  vào 2004. Nhưng với ý chí người đàn ông trụ cột, ông kiên trì tập vật lí trị liệu suốt 3 năm nên ông ngồi dậy và đi được nhờ vào cây gậy 4 chân mà một người bạn tặng cho ông. Đúng lúc ông Hùng có thể đi lại được thì bất ngờ cô con gái út -Trần Thị Thanh Loan (nuôi vợ chồng nghệ sĩ Phi Hùng lâu nay) bị ung thư rồi đột ngột qua đời.

Hiện tại, mỗi ngày hai vợ chồng nghệ sĩ Phi Hùng lãnh 100 tờ vé số đi bán nhưng bán cả ngày trời chỉ hết 70 – 80 tấm vé số là may. Gặp những hôm mưa gió thì chuyện bán ế, ăn cơm với mắm muối là thường tình. “Có lần ổng đuối sức ngất xỉu nằm dài trên đường. Cũng may lần đó người trong xóm gặp nên đưa ông về nhà chứ dầm hết đám mưa đó chắc giờ này ổng chẳng ngồi đây”. Cô Ngọc Anh rơm rớm nước mắt kể lại.

Chia tay hai cặp vợ chồng nghệ sĩ “chưa có tên” côi cút tự chăm sóc nhau (ngoài những tấm giấy khen củ mèm của đoàn hát - PV) trong lúc túng ẩn, bệnh tật, chúng tôi cảm phục trước tình nghĩa vợ chồng sắt son chung thủy của họ. Nhất là khi cuộc sống cơ cực, bệnh tật dồn họ đến bước đường cùng nhưng họ vẫn bên nhau đến bạc đầu. Không biết với tình cảnh hiện tại, hai gia đình nghệ sĩ nghèo này có vượt qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai được không?!

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Nguyễn Ngọc Thu – vợ soạn giả Kiều Phương, ngụ ấp Mỹ Tân, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

ĐT: 0907.157.099 (anh Thiếu Ngọc – con trai bà Thu)

2. Ông Trần Thanh Hùng (nghệ sĩ Phi Hùng) – số nhà 22/71/6A, khu vực 4, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

ĐT: 0928.085.075

Nguồn Dân trí

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

(LĐTĐ) Các phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì phát động năm 2024 đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động (NLĐ) tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là nhờ việc triển khai tốt Chương trình hành động thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới và phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) của các cấp Công đoàn huyện.
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

(LĐTĐ) Nhằm động viên, khích lệ đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước.
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao cán bộ, giáo viên, người lao động khối trường học năm học 2024 - 2025.
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo

Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tuyên dương, khen thưởng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” năm 2024.
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn

Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 20/12, quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên thành lập tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế quận Tây Hồ.
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động

“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động

(LĐTĐ) “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến diễn ra tại địa chỉ https://chotet.congdoan.vn/, bắt đầu hoạt động từ 0 giờ ngày 20/12/2024 đến 24 giờ ngày 20/1/2025 (từ ngày 20/11 - 21/12 năm Giáp Thìn 2024).
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở

Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập 11 Công đoàn cơ sở (CĐCS) và kết nạp 1.052 đoàn viên công đoàn.
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động

Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn ngành Y tế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm vừa qua, Công đoàn ngành đã tích cực triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam giao, mọi chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024

Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024

Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/12/2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động