Tìm về nét cổ kính làng Cựu
Không được phép sữa chửa biệt thự cổ dù có quyền sở hữu |
Đặt chân tới làng Cựu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với những ngôi biệt thự cổ theo phong cách của Pháp. Cổng làng cũng rất ấn tượng, được xây cao 3 tầng, sơn vàng, phía trên là nậm rượu, nụ hoa và những linh vật truyền thống, bên cạnh là điếm canh để bảo vệ an ninh cho làng.
Đi qua cổng làng, chúng tôi dường như lạc vào thế giới khác. Ở đó, trong những ngõ nhỏ xiên xẹo, sâu hun hút, mỗi căn biệt thự cũ lại là một bí mật về kiến trúc. Có trên 20 biệt thự cổ, với đặc điểm chung là vòm cuốn, mái chảy, ngói mũi, tường gạch quét vôi trắng. Trong đó, các chi tiết nhỏ trong mỗi biệt thự đều được trạm trổ cầu kỳ hình hoa lá, cổng đính kèm họa tiết hình các con vật như cá, tôm, hươu, nai.
Cổng làng Cựu |
Trong đó, biệt thự lâu năm nhất mà tôi biết đến là của cụ Phó Du, được xây dựng từ năm 1929. Bên cạnh đó, nhà ông Xã Vình là một trong những biệt thự cầu kỳ nhất có ngõ lát đá tảng xanh, hai tòa nhà ở hai bên nối với nhau bằng cầu bê tông uốn lượn, cổng được trang trí “sơn thủy hữu tình”. Nhà của cụ Hàn Thăng thì mang dáng dấp hiện đại với nền nhà tôn cao, sân thấp mà rộng. Còn biệt thự của ông Chu Văn Luận được ông xây làm Trường Huỳnh Thúc Kháng với nguyện vọng chắp cánh ước mơ cho con em làng Cựu học giỏi, về xây dựng cho quê hương, đất nước…
Dừng chân tại một góc chợ trong làng, cụ Bùi Thị Mai và một số vị cao niên khác đang trò truyện dưới những bóng cây cổ thụ, xanh mát quanh ao làng. Theo lời cụ Mai, trước những năm 1920 của thế kỷ trước, làng nghèo và lạc hậu như nhiều vùng nông thôn khác. Sau đó, do một vụ hỏa hoạn những người nông dân khốn khó phải tỏa đi tứ xứ kiếm kế sinh nhai do ruộng ít, không có nghề phụ, gia đình lại đông con.
Với quyết tâm vượt khó làm giàu, dân làng Cựu đã tìm cho mình được nghề may và làm rất giỏi. Họ chuyên may quần áo phục vụ cho người Pháp và giới thượng lưu ở Hà Nội. Cũng nhờ nghề này mà rất nhiều người dân làng Cựu giàu lên nhanh chóng, trở thành những nhà tư sản thành đạt với những cửa hàng ở Hà Nội và cả TP. Hồ Chí Minh. Khi về làng, họ xây những biệt thự nguy nga, tráng lệ. Thời đó, kiến trúc Pháp đang thịnh hành ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh người làng Cựu xây nhà mình theo lối kiến trúc ấy vì thế nhiều tòa nhà ở làng Cựu mang dáng dấp của những ngôi biệt thự kiểu Pháp. Quá trình xây dựng này diễn ra trong những năm 1920-1945.
Nét cổ kính của những biệt thự cổ làng Cựu |
Mặc dù vậy, hiện nay những người dân đang sống trong căn biệt thự này đều không phải chủ nhân, họ chỉ là những người thuê nhà để ở, đây cũng là tình trạng chung của nhiều căn biệt thự ở làng Cựu. Một người đang sinh sống trong căn biệt thự của cụ Phó Du cho biết: “Sau năm 1945, do ăn nên làm ra, chủ của những căn biệt thự này đi khắp nơi, người mở cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội, người vào Sài Gòn, có người lại làm việc, sinh sống ở nước ngoài nên những căn biệt thự được cho thuê lại. Căn biệt thự tôi đang ở cũng được cho 3 hộ gia đình thuê lại, vừa ở vừa làm thêm nghề may kiếm sống”.
Làng Cựu vẫn giữ nguyên được nét cổ kính không bị phá dỡ, cải tạo hay cơi nới giống như một số ngôi làng cổ khác. Làng biệt thự cổ vẫn “giữ mình” trước vòng xoáy đô thị hóa, vòng xoáy của kiến trúc lai căng của sự bảo tồn theo phong trào. Làng chỉ được một bộ phận những người yêu thích lĩnh vực kiến trúc tìm đến, tìm về với nét cổ kính, nguyên vẹn chưa bị mai một bởi thời gian.
Nên xem
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07