Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP
Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP? | |
Những ngành hàng Việt Nam có lợi nhất trong Hiệp định CPTPP | |
Hiệp định CPTPP: Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam? |
Tại hội thảo, các khách mời tham dự đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn trong vấn đề nhân sự, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Các khách mời tại hội thảo chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tăng trưởng không phải vấn đề quan trọng nhất hiện nay, mà chất lượng tăng trưởng mới là điều quan trọng. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có năng suất lao động thấp nhất khu vực. Trình độ quản trị doanh nghiệp Việt hiện nay theo báo cáo PCI của VCCI với sự tham gia của cơ quan phát triển Hoa Kỳ, trình độ quản trị doanh nghiệp Việt cũng thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, rất cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn lao động, coi đó là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Cũng theo Chủ tịch VCCI, việc cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng lao động là yêu cầu quan trọng hiện nay. Trong đó, vai trò doanh nghiệp rất quan trọng, bởi doanh nghiệp không phải chỉ là người đặt hàng, khách hàng của ngành giáo dục còn phải là chủ nhân, nhà đầu tư của hệ thống giáo dục.
Nhận định về thách thức của việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, bà Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, thách thức lớn nhất của lao động Việt Nam đó là tính cạnh tranh, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.
Vì vậy, bà Dung đề xuất cần tăng cường tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động.
Nhìn nhận về những thách thức của CPTPP đến thị trường nhân lực tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Mai - Giám đốc điều hành Navigos Search cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với thách thức trong việc giữ nhân lực giỏi.
Theo phân tích của bà Mai, thách thức nằm ở việc tìm kiếm khối nhân lực cho vị trí quản lý cấp trung và cấp cao. Khảo sát của Navigos Search đối với lao động ở độ tuổi sinh năm từ 1990 đến 1996 cho thấy có 17% doanh nghiệp cho rằng thuộc lứa tuổi này có độ gắn bó không cao. Khảo sát mới đây của Navigos Search với 3.000 ứng viên thì có tới 69% cho biết họ sẵn sàng đón cơ hội mới và họ chuyển từ 2- 3 công ty; 63% cho biết động lực của họ muốn được gia tăng trình độ chuyên môn và kỹ năng. Kết quả một khảo sát khác cũng cho thấy có đến 41% doanh nghiệp cảm thấy khó khi tìm thấy ứng viên đạt chất lượng cho vị trí quản lý; 31% cho biết khó khăn về ngôn ngữ.
Bà Mai cho rằng, cơ hội đến từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng lên khiến các ứng viên chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác khá nhiều dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đau đầu với vấn đề giữ chân nhân tài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực
Việc làm 10/12/2024 16:25
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động
Infographic 08/12/2024 11:25
Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm
Việc làm 03/12/2024 07:09