Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP?
Sẽ phải sửa nhiều điều của Bộ Luật Lao động và nghị định | |
Những ngành hàng Việt Nam có lợi nhất trong Hiệp định CPTPP | |
Chuyên gia Singapore: Việt Nam cần cải cách để tận dụng cơ hội CPTPP |
Đó là khuyến nghị của ông Chang-Hee Lee - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Việt Nam về tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến quá trình sửa đổi Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
Theo ILO, Việt Nam có 29 triệu người làm các công việc tự làm hoặc là lao động gia đình không được trả lương, họ có nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động? |
Theo Giám đốc ILO Việt Nam, với mục tiêu sẽ trình Quốc hội bản Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 5/2019, các chương về quan hệ lao động có vai trò mấu chốt không chỉ đối với Hiệp định CPTPP và EU-Việt Nam FTA, mà còn là mục tiêu tổng quát hiện đại hoá cách thức lao động được quy định tại Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.
Ông Chang-Hee Lee cho rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, điều kiện cho người lao động, bao gồm tiền lương, được quyết định thông qua đối thoại xã hội và thương lượng tập thể giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động, được trao quyền và điều chỉnh bởi các luật và quy định liên quan đến quan hệ lao động. Đây là điểm yếu trong Bộ luật Lao động hiện hành, cần phải cải thiện để phù hợp với Tuyên bố năm 1998 của ILO.
Theo đó, trong quá trình Việt Nam sửa đổi Bộ luật Lao động, cần cân nhắc đến việc phê chuẩn các Công ước số 98 và 87, vì các công ước này đưa ra những nguyên tắc phổ quát dựa trên quan hệ lao động hiện đại được xây dựng ở hầu hết các nước thành viên của ILO.
“Tuy nhắc tới những khía cạnh đó, chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, người lao động và xã hội, bao gồm hợp đồng lao động, phân biệt đối xử, tuổi nghỉ hưu, tiền lương và thời giờ làm việc”, ông Chang-Hee Lee nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chang-Hee Lee, một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là về phạm vi áp dụng của Bộ luật Lao động – liệu Bộ luật chỉ áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động ở khu vực kinh tế chính thức, chỉ ở những người lao động có hợp đồng lao động?
Việt Nam hiện có một lực lượng lao động hơn 53 triệu người, trong đó 29 triệu người làm các công việc tự làm hoặc là lao động gia đình không được trả lương, phần lớn thuộc nền kinh tế phi chính thức, và 23 triệu người là lao động làm công ăn lương. Vậy bao nhiêu trong số họ sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động? Ví như những tài xế Grab và Ubers hiện nay thì sao, họ có được xem xét điều chỉnh trong Bộ luật sửa đổi tới đây? Đây có lẽ là câu hỏi đầu tiên cần được trả lời.
“Trong bối cảnh đó, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia đầy đủ của Công đoàn, đại diện doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong suốt quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động. Việc đổi mới pháp luật lao động có thành công hay không phụ thuộc vào cách thức tiếp thu một cách cân bằng giữa nhu cầu được bảo vệ tốt hơn của người lao động và nhu cầu về tính linh hoạt của doanh nghiệp. Cân bằng những nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động là khả thi chỉ khi đại diện của họ tham gia vào quá trình này’, ông Chang-Hee Lee khẳng định.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Việt Nam và 10 quốc gia ký kết ngày 8/3, trong đó, quyền về lao động là một trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết. Theo đánh giá, bên cạnh lợi ích về thúc đẩy phát triển kinh tế, CPTPP được kỳ vọng tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03