Tiến sĩ phản biện rồi được gì ?
Bộ GTVT đề nghị xử lý ông Trần Đình Bá | |
Giảng viên Ngoại thương không có bằng tiến sĩ, Bộ GD nói gì ? | |
Loạn “tiến sỹ giấy”! |
Lý do mà lãnh đạo Bộ này đưa ra để đòi hỏi xem xét là do vị “tiến sĩ” kia đã nêu ý kiến phản biện “không chính xác” trên một số tờ báo.
Ảnh minh họa từ Internet |
Không bàn tới những cách xử lý đúng đắn nhất trong trường hợp vị tiến sĩ thực sự đưa ra thông tin không chính xác, câu hỏi đặt ra ở đây là sự phản biện trong đời sống xã hội hiện nay đang được tiếp nhận như thế nào ?
Trong buổi gặp mặt giữa GS Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với 20 giáo sư thuộc các hội khoa học kỹ thuật vào ngày 6/9/2014 - GS Trần Đình Long đã phát biểu rằng: "Việc coi trọng khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn chỉ là vấn đề lý thuyết" với ví dụ “Hơn 10 năm qua vai trò phản biện của các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp hầu như không có".
Cũng trong cuộc gặp mặt này, GS Phạm Ngọc Đăng, phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Tài nguyên - Môi trường đặt vấn đề: “Trên thực tế, giới trí thức chưa được tôn trọng, nhà khoa học chưa được các cấp lãnh đạo lắng nghe”.
“Nhiều hội đồng khoa học lập ra để phản biện nhưng lại toàn những người có chức quyền ở các bộ, không phải các nhà khoa học độc lập thì thử hỏi họ có dám thẳng thắn bày tỏ ý kiến khách quan của mình, có dám phản biện, phản đối những vấn đề bất cập không ?”.
Có lần trao đổi với một phó vụ trưởng Bộ GD-ĐT về một văn bản khá quan trọng đang được đưa ra lấy ý kiến, vị này “thật thà” cho biết chưa nhận được góp ý nào dù văn bản đã được đăng tải công khai trên mạng và gửi tới các nhà trường và chỉ còn hai ngày nữa là hết thời hạn góp ý.
Hiện tượng này không phải là cá biệt, cũng không phải chỉ diễn ra trong ngành giáo dục, khi không ít văn bản chỉ đến khi đã trở thành quy định chính thức mới lại ồn ào lên những ý kiến phản đối.
Trong các cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý của ngành giáo dục mà tôi hay được dự, người phát biểu đa phần là những gương mặt đã rất quen thuộc, và đã khá lớn tuổi. Rất ít người mới, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, góp mặt trong những cuộc góp ý liên quan tới tương lai của thế hệ con cháu mình. Rất nhiều người – có học hàm, học vị hay những thành tích chuyên môn rất đáng ghi nhận - từ chối khi được đề nghị đưa ra ý kiến về chính lĩnh vực họ đang nghiên cứu. Lý do thường được đưa ra là “Không muốn lên báo rồi bị ảnh hưởng”.
Sự lo ngại của họ không hẳn là vô cớ. Nhận định của GS Phạm Ngọc Đăng đã tiếp tục được minh chứng với không ít sự việc diễn ra trong thời gian gần đây.
Điển hình nhất là ngày 27/3 vừa qua, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam ra văn bản thông báo “sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm" nhân sự việc một số cán bộ viên chức của nhà trường đã trả lời phỏng vấn báo chí về việc chặt cây xanh ở Hà Nội. Mặc dù sau đó 2 ngày, nhà trường cho biết đây là "lỗi soạn thảo văn bản" và sẽ xử lí cá nhân có liên quan, nhưng trao đổi với VietNamNet ngày 27/3, ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp xác nhận việc ban hành công văn này có liên quan đến việc phát ngôn của hai tiến sĩ của hai viện thuộc trường. "Do hai vị phát ngôn nhưng lãnh đạo các viện không nắm được" - ông Lâm nói.
Rồi tới vụ việc đề nghị “Bộ GD-ĐT xem xét thẩm tra, cung cấp thông tin công khai về độ chính xác của học vị Tiến sĩ” lần này...
Góp ý đúng phải thừa nhận
PGS Văn Như Cương, một người nổi tiếng là “hay nói”, bình luận: "Nói chung, có nhiều cách để giải quyết sự việc đó. Nhưng việc đề nghị thẩm tra lại bằng cấp là một kiểu vì tức khí chuyện này lại lôi chuyện khác ra “xử” là không hay".
Tuy nhiên, theo ông Cương, “Những người hiểu biết, định góp ý một cách chân thành sẽ không vì sự việc lần này mà ngại đâu”.
“Sự xem trọng của bằng cấp trong việc lấy ý kiến đóng góp là có. Tôi biết không ít trường hợp người nghiệp dư, ảo tưởng góp ý không đâu vào đâu. Những chuyện như vậy cũng thường xảy ra. Vì vậy, các bộ ngành cũng thận trọng, muốn người đóng góp ý kiến có bằng cấp để chứng tỏ họ có trình độ, không lại mất thì giờ cho những việc không đâu. Dĩ nhiên, không phải ai có bằng cấp cũng có góp ý xác đáng. Và người không có bằng cấp nhưng góp ý đúng thì vẫn phải thừa nhận”.
GS Đào Trọng Thi nhìn nhận về cơ bản hành động này thực sự không gây ảnh hưởng tới việc các nhà khoa học chân chính tiếp tục có ý kiến phản biện xã hội. “Phải phân biệt đây là hai việc khác nhau. Một việc là những nhà khoa học, kể cả người dân góp ý các bộ ngành cần phải nghiên túc nghiên cứu. Những ý kiến xác đáng phải tiếp thu. Điều này không liên quan đến bằng cấp.
Mặt khác, cơ quan nhà nước cũng phải xử lý một cách tế nhị. Có thể lật tẩy việc giả mạo để dư luận hiểu, nhưng phải giải trình rõ ràng sự vạch mặt này không liên quan đến việc tiếp thu ý kiến đóng góp. Cần phải chỉ rõ lý do không tiếp nhận ý kiến bởi những lý luận thuyết phục, chứ không phải chỉ vì người ta không có học hàm học vị”.
Ông Thi phân tích thêm, “giả sử như người góp ý tự xưng là tiến sĩ hay nhà khoa học khi sự thật không phải như vậy thì không chấp nhận được, bởi trong khoa học yếu tố trung thực được đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng danh xưng sẽ làm cho nhiều người nhầm tưởng bởi đương nhiên, khi có học hàm, học vị, các ý kiến đóng góp sẽ được tiếp nhận và nghiên cứu khác, vì người nhận đóng góp có sự tin tưởng vào trình độ của người góp ý. Dư luận bị đánh lừa bởi danh xưng cũng sẽ nhìn nhận ý kiến đó với sự tin tưởng khác”.
“Biết mà không nói vì lý do cá nhân, quyền lợi riêng là thiếu trách nhiệm với xã hội. Biết nhưng chưa tin tưởng, nghiên cứu tiếp để có kết quả xác đáng hơn mới nói, là đáng trân trọng. Người biết mình biết gì, đóng góp như thế nào mới là người thông minh, góp ý có trách nhiệm, dễ thuyết phục hơn những người đao to búa lớn. Ít góp ý chưa chắc đã phải là kém, thiếu kinh nghiệm, mà chính bởi họ từng trải nên thận trọng, cân nhắc” – ông Thi nhấn mạnh.
“Tuổi trẻ không quan tâm đến những vấn đề xã hội là đáng lo. Quan tâm nhưng chán không muốn nói vì thấy nói chẳng được lợi ích gì thì đáng lo hơn, thậm chí là quan điểm nguy hiểm, bởi không động viên được suy nghĩ của mọi người cho sự phát triển của đất nước” – PGS Văn Như Cương. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53