Giảng viên Ngoại thương không có bằng tiến sĩ, Bộ GD nói gì ?

Trường ĐH Ngoại thương vừa xác minh làm rõ giảng viên N.H.M. chưa bảo vệ luận án tiến sĩ và được cấp bằng tiến sĩ như đã kê khai. Bộ GD-ĐT cũng đã có ý kiến ?
Giảng viên đại học cầm đầu đường dây làm giấy tờ giả
Hệ số lương giảng viên cao cấp lên tới 8,0
Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên là Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ

Văn bản ngày 17/4 của Trường ĐH Ngoại thương thông báo toàn trường cho biết, căn cứ vào báo cáo xác minh văn bằng của ông N.H.M., hiện là giảng viên Bộ môn Marketing, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (mã số chức danh nghề nghiệp 11091) được cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Marketing tại Trường Đại học Paris 1, cộng hòa Pháp trong thời hạn 3 năm (từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2005) theo Quyết định số 3947/QĐ – BGD&ĐT-TCCB ngày 6/8/2002 của Bộ GD-ĐT.

Trong quá trình đào tạo, ông N.H.M. đã được Bộ GD-ĐT gia hạn hai lần theo các Quyết định số 2275/QĐ –BGD&ĐT-TCCB ngày 27/03/2005 và Quyết định số 3372/QĐ - BGD&ĐT-TCCB ngày 4/7/2006.

Ông N.H.M. được tiếp nhận về tiếp tục công tác ở Trường ĐH Ngoại thương từ ngày 1/10/2008 theo Quyết định số 6909/QĐ-BGDĐT ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Quyết định 613/QĐ-TCHC ngày 15/10/2008 của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương.

"Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh cho thấy, ông N.H.M. chưa bảo vệ luận án tiến sĩ và chưa được cấp bằng tiến sĩ như ông N.H.M. đã kê khai.

ĐH Ngoại thương, tiến sĩ, Bộ GD-ĐT, giảng viên
Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

Việc ông N.H.M. chưa bảo vệ luận án tiến sĩ và chưa được cấp bằng tiến sĩ không những gây ảnh hưởng cho ngân sách nhà nước (Đề án 322) mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nhà trường, đến sinh viên, học viên cao học.

Để đảm bảo uy tín khoa học của nhà trường, nhà trường thông báo đến toàn thể cán bộ, viên chức, sinh viên, học viên của nhà trường biết và sử dụng học vị của ông N.H.M. cho phù hợp” - thông báo cho biết.

Tiến sĩ hưởng lương thạc sĩ

Tối 27/4, trao đổi với VietNamNet, giảng viên N.H.M. cho biết khi về nước vào năm 2008, ông đã xuất trình cho Trường ĐH Ngoại thương xác nhận về việc đã hoàn thành chương trình tiến sĩ nhưng chưa nhận bằng. Xác nhận này của ĐH Paris 1 vẫn còn lưu trong hồ sơ giảng viên của trường.

Hàng năm, Phòng Tổ chức-Hành chính đều rà soát hồ sơ, văn bằng và gửi thông báo tới các đơn vị về thời hạn hoàn thành học vị tiến sĩ đối với từng giảng viên.

Tuy nhiên theo ông M. trong giai đoạn 2008-2015, trong tất cả các danh sách gửi về các đơn vị yêu cầu giảng viên cần hoàn thành học vị tiến sĩ chưa bao giờ có tên ông. Ông M. chưa từng có yêu cầu hay đề nghị được xếp lương theo ngạch, bậc tiến sĩ. Hiện bậc lương của ông là thạc sĩ.

Ông M. cho biết: “Điều khó hiểu là năm 2013, khi nhà trường ký lại hợp đồng lao động với các giảng viên thuộc diện trong biên chế trước đây thì hợp đồng làm việc không xác định thời hạn số 1708 ngày 29/5/2013 do nhà trường chuẩn bị, in sẵn lại ghi học vị của ông M. là tiến sĩ. Ngoài ra, TS V.T.T.X. (phụ trách Phòng Tổ chức Hành chính) cũng ký xác nhận và trường đóng dấu vào lý lịch khoa học của ông M. với học vị tiến sĩ vào ngày 4/4/2014”.

Về việc hướng dẫn cho học viên cao học, ông M. cho hay, ông chưa từng có yêu cầu hay đề nghị khoa Sau ĐH phân công cho ông giảng dạy cao học hay hướng dẫn, ngồi hội đồng cao học. Trái lại, ông thường xuyên thoái thác và đề nghị không phân công giảng dạy, hướng dẫn hay ngồi hội đồng.

Bộ Giáo dục nói gì

Chiều 27/4, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT Phạm Quang Hưng có trao đổi xung quanh vụ việc.

Ông Hưng cho biết: “Theo quy định, lưu học sinh (LHS) được cấp học bổng ngân sách nhà nước sau khi kết thúc thời gian học ở nước ngoài theo quyết định cử đi học phải làm thủ tục báo cáo Bộ GD-ĐT. Có một thực tế là nhiều nghiên cứu sinh sau khi nộp luận văn cho hội đồng phải chờ trường tổ chức hội đồng bảo vệ và sau khi bảo vệ, nghiên cứu sinh cần phải chỉnh sửa và nộp bản cuối cùng để hội đồng xem xét cấp bằng tốt nghiệp.

Có những người phải chờ nhiều tháng mới được xếp lịch bảo vệ. Hơn nữa, sinh viên sau khi hoàn thành khóa học và bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ thường chưa được cấp bằng tốt nghiệp ngay mà phải chờ đến lễ trao bằng tốt nghiệp.”

"Tháng 9/2008, ông N.H.M đã nộp hồ sơ báo cáo Bộ GD-ĐT, trong đó chưa có bằng tiến sĩ. Hồ sơ gồm có: đơn trình bày nguyện vọng được tiếp tục trở về công tác tại Trường ĐH Ngoại thương, báo cáo kết quả học tập, báo cáo giải trình về các lần thay đổi lịch bảo vệ (có xác nhận của giáo sư Max Peyrard là giáo sư hướng dẫn), xác nhận của giáo sư hướng dẫn về việc đầu năm 2008-2009 ông M sẽ nhận được giấy triệu tập sang Pháp để hoàn thành nốt thủ tục hành chính và dự lễ phát bằng tiến sĩ Khoa học Quản lý, bản tóm tắt luận án tiến sĩ, bản sơ yếu lý lịch của ông N.H.M khai học vị tiến sĩ có xác nhận của Trường ĐH Ngoại thương."

Căn cứ những giấy tờ trong hồ sơ báo cáo của ông M cũng như các quy định hiện hành tại thời điểm đó, Bộ đã giải quyết các thủ tục chuyển trả ông M. về Trường ĐH Ngoại thương tiếp tục công tác trong thời gian chờ nhận giấy triệu tập sang Pháp.

Ông M. có trách nhiệm báo cáo và nộp các giấy tờ liên quan cho trường để được bố trí công việc phù hợp.

Trường ĐH Ngoại thương đã có quyết định 613/QĐ-TCHC ngày 15/8/2008 tiếp nhận ông M. về công tác tại trường. Đồng thời, Trường ĐH Ngoại thương, cơ quan cử cán bộ đi học, sẽ có trách nhiệm quản lý, theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ của LHS đã được Bộ có văn bản gửi trả về cơ quan.

Ông M. sẽ phải bồi hoàn phí đào tạo?

Trước câu hỏi về trách nhiệm của Cục xung quanh vụ việc, ông Hưng cho biết: “Ngày 31/3/2015, Trường ĐH Ngoại thương có công văn số 133/CV-ĐHNT-TCHC gửi Cục báo cáo về trường hợp của ông M. và đề nghị Cục xác định mức đền bù chi phí đào tạo của ông M. Ngay sau khi nhận được báo cáo của trường, Cục đã liên hệ với Trường ĐH Paris 1 để đề nghị nhà trường cung cấp các thông tin chính xác về trường hợp của ông M.

Đồng thời, Cục đã có công văn số 491/ĐTVNN ngày 13/4/2015 cung cấp số liệu kinh phí đã cấp cho ông M để trường có các thông tin cần thiết để thành lập Hội đồng xét bồi hoàn kinh phí đào tạo của ông M.

Khi có các thông tin chính thức từ ĐH Paris 1, Cục sẽ thông báo cho Trường ĐH Ngoại thương cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan để tiếp tục xử lý trường hợp của ông M.”

Được biết, ông N.H.M. là thủ khoa đầu ra khóa 31 Trường ĐH Ngoại thương (1992-1997), thủ khoa khóa 6 MBA Trung tâm CFVG (1997-1999), thủ khoa khóa DEA (thạc sĩ nghiên cứu chuyên sâu) về Marketing tại chính ĐH Tổng hợp Paris 1.

Trong quá trình làm NCS, ông M. cũng đã từng nhận được phần thưởng của Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH ở Paris và vùng phụ cận cho đề tài nghiên cứu của mình.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động