Tích cực triển khai có hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa
Chủ động xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp | |
Hoài Đức hoàn thành chỉ tiêu huyện nông thôn mới |
Dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng trên địa bàn huyện Chương Mỹ đạt được kết quả cao (ảnh Danviet) |
Thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng NTM, nhiều người, trong đó, có cả cán bộ, đảng viên ở huyện đều có thái độ, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước để xây dựng hạ tầng. Nắm bắt được thực tế này, cấp ủy, chính quyền huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến thông qua các hội nghị, tọa đàm, hội thi, các cuộc sinh hoạt chi bộ, thôn, dân cư và các ngành đoàn thể về mục đích, nội dung về Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Trong đó, dồn điển đổi thửa, hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao.
Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng giá trị sản xuất năm 2018 (số liệu so sánh năm 2010) ước đạt 3.825 tỷ đồng (năm 2015 đạt 3.323 tỷ đồng); tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 4,8%/năm.
Cụ thể, tính đến hết tháng 8/2018, diện tích dồn điền đổi thửa của huyện Chương Mỹ đạt hơn 10.521 ha (đạt 98,7% so với kế hoạch của huyện và đạt 100,75% so với kế hoạch thành phố giao). Sau khi công tác dồn điền đổi thửa được triển khai, hệ thống thủy lợi đã được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt là việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng liên kết chuỗi sản xuất rau an toàn, lúa giống, lúa hữu cơ và bưởi hữu cơ với diện tích giám sát truy xuất nguồn gốc lên đến 15ha, sản lượng 600 tấn…
Bên cạnh đó, công tác tái cơ cấu ngành chăn nuôi cũng được huyện Chương Mỹ đẩy mạnh triển khai, tích cực tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các hộ chăn nuôi chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi lợn thịt nhỏ lẻ, sang chăn nuôi trang trại tập trung xa dân cư, ứng dựng công nghệ cao và hợp đồng liên kết gia công với các công ty nước ngoài với 82 trang trại; 84.000 con chiếm 45% tỷ lệ tổng đàn.
Nhờ tích cực trong công tác chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, đến nay, huyện Chương Mỹ đã có 56 hợp tác xã và hàng chục doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; có 460 trang trại (417 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại thủy sản, 39 trang trại tổng hợp) tăng 54 trang trại so với năm 2015. Huyện đã có nhiều mô hình kinh tế cao như: Chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn do hợp tác xã rau, quả sạch Chúc Sơn thực hiện với 15ha; hợp tác xã nông nghiệp Hồng Phong, hợp tác xã chăn nuôi Nam Việt…
Cùng với phát triển kinh tế, các mô hình trang trại đảm bảo quy hoạch, cấp phép, môi trường, huyện sẽ chăm lo phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Số xã được công nhận đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2017 là 21/30 xã. Đến thời điểm tháng 8/2018, huyện tiếp tục có 3 xã tiếp tục đủ điều kiện về NTM và đăng ký với văn phòng nông thôn mới của thành phố.
Để đạt mục tiêu huyện NTM vào năm 2020, theo lãnh đạo huyện Chương Mỹ, thời gian tới huyện sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM theo kế hoạch, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Duy trì và giữ vững các tiêu chí đạt, nâng cao chất lượng các tiêu chí cơ bản đạt, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, đặc biệt là các tiêu chí thuộc nhóm cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Ngoài ra, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM. Huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân, các doanh nghiệp trong xây dựng NTM. Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở các xã được phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59