Thương lắm Gạc Ma ơi!
Cựu binh đánh trận Gạc Ma: Khắc khoải tìm đồng đội | |
Tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma | |
Đặt đá xây Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma | |
Ấm lòng người ở lại |
Máu đào hòa lẫn biển khơi
Đầu tháng 3.1988, sau khi chiếm giữ trái phép 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (gồm các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi) của Việt Nam, địch lại tiếp tục dã tâm ý đồ chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao với mục đích nhằm kiểm soát cả khu vực cụm đảo Sinh Tồn. Chúng đã huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa với 9-12 tàu chiến, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc và một poong- tông lớn để hỗ trợ.
Lính tín hiệu đảo Cô Lin dẫn xuồng cập đảo. Ảnh: Mai Thắng |
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 11-3-1988, tàu HQ-604 xuất phát từ Cam Ranh. Đến chiều tối 13-3, tàu đến sát bãi Gạc Ma. Khi tàu HQ-604 vừa thả neo, phía địch đã cho tàu quần thảo xung quanh, bắc loa kêu gọi tàu ta phải nhổ neo.
Trung tá Trần Đức Thông - Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, tổng chỉ huy đi trên tàu HQ-604 kêu gọi anh em bình tĩnh, tổ chức cắm cờ khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nhóm cắm cờ do Thiếu úy Trần Văn Phương dẫn đầu đã hoàn thành việc cắm cờ ngay trong đêm”, Thiếu tá chuyên nghiệp, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh, nguyên là chiến sĩ trên tàu HQ-604 trong trận hải chiến Trường Sa 1988 bồi hồi kể lại.
Khoảng 6 giờ sáng ngày 14-3, kẻ thù cho xuồng nhôm áp sát bãi Gạc Ma. Chúng lăm le vũ khí tiến vào đảo yêu cầu quân ta hạ cờ. Trước tình thế nguy cấp, Trung tá Trần Đức Thông đã ra lệnh anh em bơi vào đảo để hỗ trợ nhóm Thiếu úy Phương giữ cờ. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh và 3 chiến sĩ khác lập tức nhảy khỏi tàu HQ- 604 bơi vào đảo Gạc Ma. Lúc đó có 9 người trên đảo. Anh em cầm tay nhau kết thành vòng tròn bất tử. Phía trước đối mặt với quân thù, sau lưng là cờ Tổ quốc.
“Kẻ thù rất đông. Chúng lăm lăm súng AK, dương lên sáng quắc hoăm dọa. Chúng tôi lúc đó không có vũ khí gì ngoài quốc chim công binh và xà beng đào san hô”, Thiếu tá Lanh kể.
Sau trận giáp lá cà, địch rút quân và cho tàu nã súng đại liên, pháo tầm xa về phía những chiến sĩ giữ cờ trên rạn đá san hô Gạc Ma. Cùng lúc đó, tàu chiến của chúng dùng pháo bắn dồn dập vào tàu HQ-604, đồng thời cho các xuồng nhôm chạy quanh tàu HQ-604 chĩa súng vào tàu và đe dọa, uy hiếp, buộc tàu phải rời khỏi khu vực. Ngay sau đó, hàng loạt đạn cối 100 mm từ tàu chiến địch bắn xối xả về phía tàu HQ-604. Tàu HQ-604 thủng nhiều chỗ bên mạn và đài chỉ huy. Ba chiến sĩ hi sinh tại chỗ, nhiều chiến sĩ cũng tử thương sau đó.
Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ bị trúng đạn khi đang vào hầm tàu, Lữ đoàn phó Trần Đức Thông bị đạn bắn ở đầu khi đang chỉ huy chiến đấu. Tàu HQ-604 chìm nhanh xuống biển mang theo thi thể của thuyền trưởng cùng nhiều chiến sĩ trên tàu. Một số chiến sĩ nhảy ra khỏi tàu bơi trên biển, liền bị xuồng nhôm của địch vây ép chạy quanh, dùng súng bắn vào các chiến sĩ.
Ra đi không hẹn ngày về
Lần theo số điện thoại từ một đồng nghiệp cung cấp, tôi chủ động gọi cho anh Phạm Văn Long, là em trai của liệt sĩ Phạm Văn Lợi, nguyên chiến sĩ thuộc Trung đoàn 83 Công Binh Hải quân hi sinh trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14.3.1988.
Tàu HQ-604, con tàu huyền thoại đã hi sinh tại Gạc Ma năm 1988. (Ảnh tư liệu) |
Tôi không biết mặt anh Long, nhưng tôi cảm nhận được nỗi đau của người em mất anh khi tôi đề nghị anh kể vài nét về anh Lợi. Từ đầu dây tận Quảng Bình, giọng anh Long nghẹn lại “Nó là thằng ngoan và hiền lắm. Trước ngày đi đảo, nó còn đem bạn gái về khoe với cả nhà. Ai ngờ chỉ hơn chục ngày sau, nó hi sinh. Khi nghe tin dữ đó, cả nhà tui bàng hoàng. Đến bây chừ, mạ tôi vẫn chưa nguôi ngoai được. Cứ đến ngày 14.3, mạ tui lại khóc ròng vì nhớ thương nó”.
Tháng 3 năm 1987, khi loa truyền thanh của xã thông báo khám nghĩa vụ quân sự, Phạm Văn Lợi đến ngay xã đăng ký tình nguyện vào Hải quân và được biên chế vào Trung đoàn 83 Công binh.
Sau gần một năm kể từ ngày nhập ngũ, Lợi được về phép ăn Tết với gia đình. Đó là Tết Mậu Thìn năm 1988. Thấy Lợi tự dưng về nhà, tưởng con đảo ngũ, ông Phạm Đức Dần mắng: “Răng mới đi chưa đầy năm mà mi đã về rồi, hay là đảo ngũ?”. Lợi bảo: “Đơn vị cho con về nghỉ phép bọ ạ. Ăn tết xong con đi Trường Sa. Con nghe các anh trong đơn vị nói rứa”.
Ngay chiều tối ấy, Lợi dẫn về nhà một cô gái và giới thiệu với cả gia đình là người yêu. Lợi còn bảo, sau khi đi Trường Sa về sẽ làm đám cưới. Ngày lên đường đi Trường Sa, mẹ Lợi- bà Nguyễn Thị Trước nấu nồi bún nhỏ đặt ra giữa nền đất. Lợi ngồi xuống ăn với nước mắm kho quẹt rồi chỉ nói vẻn vẹn một câu “con đi mẹ hỉ”, rồi tung tăng như đứa trẻ chạy ra ngõ cùng mấy anh em cùng làng đến chỗ giao quân, thì hơn hai tháng sau Lợi nằm lại biển khơi cùng 63 đồng đội.
“Trưa ngày 14.3.1988, lúc tui đang múc nước ở giếng thì nghe tin thằng Lợi hi sinh. Mạ tui gào khóc chạy ra đầu ngõ nghe ngóng từ hàng xóm. Còn bọ tui trầm ngâm đi lại trong nhà. Bọ tui nói vọng ra “Ai bảo nó chết. Tin đó ở mô. Cả nhà tui rụng rời và đó là sự thật. Nó là con thứ năm của gia đình tui. Nó hiền lắm anh ạ”. Anh Long nghẹn giọng trong máy điện thoại. Tôi hiểu từ Quảng Bình, anh đang khóc.
Tuổi 20 còn mãi
Một chiều đầu tháng ba, tôi tìm đến nhà cựu binh Trung tá Nguyễn Viết Chức, nguyên thuyền trưởng tàu HQ-07 Lữ đoàn 171 Hải quân, để nghe ông kể về trận chiến Gạc Ma các đây 28 năm trước. Ông Chức đã một thời làm nhiệm vụ ở Trường Sa vào những năm 1987-1990, và sau trận hải chiến Trường Sa, ông đã tham gia viết sử, kể về những chiến sĩ hi sinh trên đảo Gạc Ma ngày ấy.
Sau tuần trà đặc bên bàn đá kê giữa khoảng trống mảnh vườn, giọng ông Chức trầm buồn: “Những người lính đi đảo năm ấy đến từ nhiều tỉnh khác nhau, rất trẻ và phần nhiều chưa có người yêu. Trước khi lên đường đi Trường Sa, một số chiến sĩ có vợ nhưng chưa có con. Có người để lại bố mẹ già rồi lên đường với lời hẹn sau đi Trường Sa về sẽ cưới vợ và sinh con. Nhưng tất cả điều đó đã không xảy ra. Họ đã hi sinh cho Trường Sa xanh mãi. Dù thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có sang trang mới, nhưng trận chiến ở đảo Gạc Ma luôn là bằng chứng đau thương nhất. 64 linh hồn liệt sĩ đang nằm tận biển khơi mãi mãi ở tuổi 20”. Ông Chức nhìn ra khoảng trống mảnh vườn để dấu giọt nước mắt, rồi ông quay lại nói trong xúc động “Họ đã đi và mãi mãi không về”.
Trong số 64 liệt sĩ hy sinh anh dũng trong trận hải chiến tại đảo Gạc Ma, Quảng Bình là nơi có nhiều liệt sĩ nhất, 13 liệt sĩ, sau đó là Đà Nẵng 9 liệt sĩ. Thanh Hóa và Nghệ An mỗi tỉnh 8 liệt sĩ.. Trong số 64 liệt sĩ ấy, liệt sĩ là chiến sĩ đeo quân hàm binh nhất, binh nhì có 46 người. Tất cả họ đều rất trẻ độ tuổi mười tám, đôi mươi. Không ai có thể ngờ, những chàng trai tuổi xuân còn phơi phới, xung phong lên đường nhập ngũ giữa thời bình, lại có một ngày vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển cả.
Mai Thắng
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06