Cựu binh đánh trận Gạc Ma: Khắc khoải tìm đồng đội
BIDV ủng hộ xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ trên đảo Gạc Ma | |
Tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma | |
Đặt đá xây Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma |
“Người còn thì đảo còn”
Ngày 14/3/2016 vừa tròn 28 năm ngày 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chúng tôi gặp lại cựu chiến binh Lê Hữu Thảo và được nghe anh kể về trận chiến lịch sử ấy.
Anh kể: Sáng sớm ngày 14/3/1988, khi tổ cắm cờ và giữ cờ chúng tôi gồm 5 người và khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ trên đảo Gạc Ma thì bất ngờ có 4 tàu khu trục và hộ vệ tên lửa ập đến. Một tàu đậu ở xa, còn 3 tàu áp sát chừng 200-300m, 50 tên có trang bị súng AK dùng xuồng máy đổ bộ vào bao vây lấy chúng tôi và uy hiếp.
Để đối phó, chúng tôi vũ khí sẳn sàng và yêu cầu chúng rút lui, nhưng chúng xông vào cướp lá cờ Tổ quốc trên tay chiến sĩ ta. Với nhiệm vụ xây dựng đảo, quân ta với tinh thần đoàn kết, dũng cảm đã đánh bật những tên lính Trung Quốc.
Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo kể về trận chiến bảo vệ đảo đá Gạc Ma Trường Sa năm 1988 |
Để đạt được mục đích chúng quay lại nổ súng vào quân ta dưới đảo, đợt nhả đạn này khiến nhiều đồng chí đã hy sinh. Với quyết tâm “Người còn thì đảo còn, người còn thì cờ Tổ quốc vẫn còn”, lá cờ của Tổ quốc vẫn giữ vững và tiếp tục chuyền tay nhau cho đến lúc hy sinh gần hết.
Trong thời khắc sinh tồn, tất cả các chiến sĩ ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược quyết liệt. Sau khi hạ được chúng, quân ta chỉ sống sót lại được mấy người, chúng tôi cùng nhau bơi lặn tìm vớt những đồng chí bị thương và thi thể những đồng đội hy sinh sau trận chiến.
Đi tìm đồng đội
Mỗi lần nhắc đến trận chiến bảo vệ đảo đá Gạc Ma (Trường Sa), cựu chiến binh Lê Hữu Thảo vẫn không nguôi day dứt, xúc động. “Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng tôi vẫn luôn ấp ủ tìm lại được những đồng đội còn sống đã cùng mình chiến đấu năm xưa, mong muốn có thể liên hệ và thăm hỏi gia đình các anh em đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo đất nước”, anh Thảo chia sẻ.
Năm 2013, nhờ anh em, bạn bè anh đã tìm được thân nhân liệt sĩ Trần Văn Phương (Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình). Trung úy Phương chính là người bị lính Trung Quốc bắn đầu tiên khi đang cầm giữ và bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Sau cuộc chiến gay gắt đó, anh Thảo cùng các đồng đội còn sống sót đã đưa thi thể anh Phương và những người bị thương khác lên chiếc xuồng chèo về phía đảo Cô Lin và được tàu HQ 505 cứu. Sau đó, anh cùng một đồng đội nữa đã canh giữ thi thể của anh Phương trên đảo suốt đêm...
Mới đây tìm được gia đình Trung úy Phương, anh Thảo vô cùng xúc động khi được tự tay mình thắp nén hương trên nấm mộ của người đồng đội. “Cảm giác lúc đó của tôi không thể nào tả được. Tôi cảm thấy mình như đang sống lại thời khắc lịch sử đau thương ấy. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau khóc…”
Sau khi tìm được địa chỉ thân nhân đồng đội liệt sĩ Trần Văn Phương, anh Thảo đã tự tay mình thắp nén hương cho đồng đội |
Sóng sót trở về là niềm hạnh phúc to lớn đối với gia đình, nên anh Thảo luôn khắc sâu ký ức về trận chiến và sự hy sinh anh dũng của đồng đội giữa biển khơi đã thôi thúc người cựu binh Gạc Ma đi qua 9 tỉnh, thành từ Quảng Bình đến Nam Định gặp lại 6 đồng đội cũ còn sống và thắp hương cho 29 người đã mất trong cuộc chiến giữ đảo.
Sau đó, anh cũng lần lượt tìm được gia đình của ba liệt sĩ đã hy sinh trên địa bàn Hà Tĩnh: Liệt sĩ Nguyễn Văn Thành (xã Phương Điền, Hương Khê), Nguyễn Thanh Hải (Sơn Kim, Hương Sơn), Đào Kim Cương (Vượng Lộc, Can Lộc). Ngoài việc tìm đến thăm hỏi gia đình các liệt sĩ, anh cũng tìm cách liên lạc và tới thăm những người còn sống sót trở về.
28 năm trôi qua anh cùng các đồng đội đã tìm kiếm được thân nhân của 50 gia đình liệt sĩ (trên tổng số 64 liệt sĩ), và chỉ còn vài trường hợp các đồng đội còn sống sót năm ấy là chưa liên hệ được.
Qua thông tin truyền thông báo chí, anh Thảo mong nhận được sự chia sẻ để giúp anh tìm lại những đồng đội, cũng như thân nhân liệt sĩ mà anh và đồng đội chưa tìm được.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37