Thuốc lá, nguyên nhân của đói nghèo và bệnh tật!
Năm 2030, khoảng 70.000 người tử vong vì thuốc lá
Tại hội thảo về tác động của tăng thuế đến việc giảm hút thuốc lá tại Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 13/9, Ths.BS Phạm Thị Hoàng Anh – Giám đốc HealthBridge tại Việt Nam cho biết: Với 16 triệu người hút thuốc, Việt Nam hiện đứng thứ 15 trên thế giới về số người hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc ở nam chiếm 47,4% (trung bình cứ 2 người nam giới sẽ có 1 người hút thuốc). 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà. 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc.
Kết quả điều tra tại Bệnh viện K năm 2000 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%. Một nghiên cứu khác của Viện Chiến lược và chính sách y tế năm 2011 cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật.
Theo Ths. BS Phạm Thị Hoàng Anh, hiện gánh nặng bệnh tật các bệnh không truyền nhiễm mà nguyên nhân chính là do thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1986, bệnh không lây nhiễm chỉ chiếm 39% số trường hợp nằm viện thì tới năm 2011, tỷ lệ này lên tới 62,7%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 75% tổng số các ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, tương đương 40.000 người. Tổ chức này cảnh báo, con số này có thể gia tăng đến 70.000 người vào năm 2030 nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn đại dịch này.
Điều đáng lo ngại là có một tỷ lệ đáng kể người nghèo hút thuốc và người nghèo có xu hướng hút thuốc nhiều hơn người giàu. Theo điều tra mức sống hộ gia đình năm 1998, tỷ lệ hút thuốc ở nhóm thu nhập thấp nhất là 57%, cao hơn so với mức của nhóm thu nhập cao nhất 42,1%. Điều này khiến, người nghèo rơi vào vòng xoáy nghèo đói và bệnh tật bủa vây.
Ngày càng gia tăng
Bà Hoàng Anh cho biết thêm, xét trên gánh nặng kinh tế, năm 2012, người Việt Nam đã bỏ ra tới 22 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng thuốc lá. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm chỉ trong 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa – hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra đã chiếm một con số khổng lồ, lên tới 23 nghìn tỷ đồng/ năm.
Trong khi xu hướng sử dụng thuốc lá và những hệ lụy của nó đang gia tăng nhanh chóng thì giá thực của thuốc lá đang có xu hướng giảm đi. Sở dĩ có điều này, theo bà Hoàng Anh là do mức thuế thuốc lá của Việt Nam rất thấp. Thuế tiêu thụ đặc biệt của sản phẩm thuốc lá của Việt Nam hiện là 65% tính trên giá xuất xưởng. Nếu tính trên giá bán lẻ, thì thuế chỉ chiếm 41,6% trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá phải đạt 70%. So với các quốc gia Asean, tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam là thấp nhất, chỉ sau Campuchia.
Chính lý do trên khiến Ths. BS Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam dự đoán tiêu dùng thuốc lá chỉ giảm nhẹ trong các năm 2016, 2019 nhưng sẽ tăng trở lại ngay vào các năm sau năm tăng thuế và xét cho cả giai đoạn 2014- 2020 thì tiêu dùng thuốc lá vẫn tiếp tục tăng. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới hầu như không giảm và giữ ở mức 47,4% từ năm 2014 đến năm 2020. Trong khi mục tiêu của chiến lược quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc của nam giới sẽ còn 39% vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu này, theo tính toán của các chuyên gia, thuế thuốc lá phải được tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và tăng lên 145% vào năm 2018. Có như thế, mới hy vọng nhiều người từ bỏ thuốc lá từ đó gánh nặng bệnh tật được giảm đi, nhiều người dân thoát vòng xoáy đói nghèo.
N. Huyền
Nên xem

Nhận định Roma vs Juventus (01h45 ngày 7/4): Đại chiến quyết định cuộc đua top 4

Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37