Thực phẩm... tắm hóa chất
Nhưng hóa chất là gì? Tự điển Merriam Webster (Mỹ) định nghĩa: “Hóa chất là chất do quá trình hóa học tạo thành”. Để chắc ăn hơn, tự điển này còn thêm “hoặc (là chất) tham gia vào phản ứng hóa học”.
Báo chí châu Âu cũng chẳng vừa, nhưng họ chơi “trí tuệ” hơn. Trong thập niên 1980, họ xúm nhau đánh hội đồng trong cái chiến dịch gọi là “anti-E number” (chống E number). E number là mã số định danh hóa chất được phép dùng trong thực phẩm của khối EU. Chơi kiểu này thì báo chí châu Âu chỉ đánh vào “diện” (bạ đâu đánh nấy), chứ còn rớ tới “điểm” (chỉ đích danh chất nào gây hại) thì trớt quớt. Chiến dịch làm người tiêu dùng phát sốt một thời gian, rồi nguội dần.
Các nhà khoa học tuy nhỏ miệng hơn (báo chí), nhưng đủ uy tín để trấn an người dùng. Đâu còn có đó. Bộ tưởng một hóa chất được cấp mã số E dễ lắm sao? Có cả một hội đồng khoa học xem xét các chứng cớ, thử trên nhiều loại động vật khác nhau, thử dài hạn, trung hạn, thử cấp tính, thử cho tới chết, thử quái thai, di truyền.
Nếu được, thì họ còn đòi đưa ra thống kê dịch tễ học cho chắc ăn. Đó là chưa kể buồn buồn, mấy ông hội đồng lại lôi các E ra đánh giá lại, lạng quạng là rút mã số. Các loại phẩm màu là những E number được “săn sóc” kỹ nhất.
Bộ Y tế Việt Nam có ban hành danh mục phụ gia thực phẩm được phép dùng trong thực phẩm, kèm liều lượng tối đa cho phép cho từng loại thực phẩm.
Danh mục này giống hầu hết với tiêu chuẩn Codex quốc tế. Codex là Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm do Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng sáng lập vào năm 1963. Đôi khi Codex có những quy định còn gắt hơn ở Mỹ và châu Âu, chẳng hạn liều lượng sử dụng nitrate trong chế biến thịt…
Mã số định danh phụ gia (để các nhà chế biến khỏi “giả vờ” nhầm lẫn) giống như ở châu Âu, nhưng bỏ chữ E phía trước, chẳng hạn 211 là sodium benzoate (chất bảo quản), 621 (bột ngọt)… Tên phụ gia hoặc mã số phải ghi trên bao bì thực phẩm theo luật định. Người tiêu dùng nên lưu ý để tránh những phụ gia có thể gây dị ứng cho cơ thể. Ăn ngon thì ai chẳng khoái. Ngon đâu phải chỉ có vị, còn phải nhai cho sướng miệng (cấu trúc), phải hít hà cho đã (hương), rồi phải nhìn cho bắt mắt nữa (màu)…
Màu của xôi gấc phải xài tới bao nhiêu quả gấc cho đủ, mà cũng chỉ cho ra được màu hồng nhạt tai tái, nhìn phát chán. Chừng nào con người còn khoái ăn ngon là còn xài tới hóa chất. Vấn đề là chất nào được phép xài, xài thế nào, xài bao nhiêu. Thôi thì, hóa chất nào được phép dùng trong thực phẩm thì nên gọi là “phụ gia thực phẩm” (food additives) cho… êm tai một chút. Hù dọa nhau làm gì!
Nguồn Một thế giới/TGTT
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01