Thúc đẩy cơ chế đối thoại trong doanh nghiệp

(LĐTĐ) Với mục tiêu cải thiện việc tuân thủ điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may và da giày, thời gian qua, Chương trình Better Work Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) triển khai đã đóng góp vào sự phát triển của ngành may mặc tại Việt Nam, đem lại việc làm bền vững cho hàng trăm ngàn công nhân.
thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep Đối thoại về các vướng mắc khi triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động
thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep Đối thoại trực tiếp giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân
thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep Tăng cường đối thoại để thể hiện ý Đảng hợp lòng dân

Nỗ lực cải thiện tuân thủ điều kiện lao động

Được thành lập từ năm 2009, Chương trình Better Work Việt Nam là một sáng kiến chung của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với mục tiêu thay đổi cách làm trong ngành may mặc.

thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep
Lao động và doanh nghiệp ngành may tham gia vào chương trình được đảm bảo việc làm và doanh thu tốt hơn.

Cụ thể, mục tiêu của Better Work là nhằm cải thiện việc tuân thủ điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may và da giày. Cách tiếp cận của chương trình thông qua dịch vụ tư vấn, đánh giá và đào tạo, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến liên tục.

Với cách tiếp cận trên, Better Work Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của ngành may mặc tại Việt Nam, đem lại việc làm bền vững cho hàng trăm ngàn công nhân, giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào tăng trưởng quốc gia và thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Theo báo cáo của chương trình, tính đến tháng 6/2019, Better Work Việt Nam đã hỗ trợ 359 doanh nghiệp với 572.600 doanh nghiệp. Chương trình đào tạo của Better Work dành cho nữ chuyền trưởng góp phần tăng năng suất thêm 22%. Tính trung bình, sau 4 năm, những nhà máy tham gia Better Work Việt Nam tăng tỷ lệ doanh thu trên chi phí nhiều hơn 25% so với lúc ban đầu.

Đáng chú ý, tỷ lệ nhà máy tham gia Better Work Việt Nam làm tăng ca vượt quá giới hạn quy định theo Luật giảm 44% trong vòng 5 năm. Đặc biệt, sau 5 năm triển khai tại Việt Nam, 97% số nhà máy tham gia Better Work Việt Nam tuân thủ việc chi trả mức lương tối thiểu theo quy định của Luật cho người lao động.

Bà Paula Church Albertson - Giám đốc Better Work Việt Nam cho hay: Nhiều tác động lớn của Chương trình Better Work toàn cầu được ghi nhận tại Việt Nam. Nghiên cứu độc lập của Trường Đại học Tufts cho thấy, tham gia vào Chương trình Better Work Việt Nam sau 4 năm, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận thêm 25%. “Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy việc cải thiện điều kiện làm việc, đem lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp”, Giám đốc Better Work Việt Nam khẳng định.

Trao đổi với phóng viên, bà Paula Church Albertson nhấn mạnh: “Better Work đã chứng minh rằng tuân thủ pháp luật lao động và đối thoại xã hội sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng tôi biến những nguyên tắc này trở thành hiện thực tại các nhà máy. Thông qua hợp tác với Chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động, chúng tôi xây dựng mối quan hệ đối tác với tất cả các bên, qua đó, góp phần thúc đẩy việc làm tốt hơn, doanh nghiệp tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”.

Đại diện Better Work Việt Nam cho hay, trong giai đoạn tiếp theo, Better Work sẽ tiếp cận nhiều nhà máy hơn và đẩy nhanh sự cải thiện về điều kiện làm việc và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành may mặc. Mục tiêu của Better Work tại Việt Nam: Nâng số nhà máy tham gia Chương trình lên hơn 500 vào cuối năm 2022, gắn với việc mở rộng phạm vi địa lý của chương trình. Sự mở rộng này sẽ tăng số người lao động được tác động bởi chương trình lên gần 1 triệu người.

“Người lao động là những người trực tiếp làm việc từng giờ, từng phút tại nhà máy, nên họ có thể nhìn thấy nhiều vấn đề tại nơi làm việc, từ đó có thể chia sẻ lại với chủ doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp hiệu quả. Thông qua cơ chế đối thoại được thực hiện thường xuyên này, chủ doanh nghiệp và người lao động có cơ hội được hiểu nhau hơn. Đây là yếu tố then chốt cho mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”, Giám đốc Better Work Việt Nam cho hay.

Người lao động và doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Tham gia vào chương trình, ông Kim Juhong - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Viet Pan Pacific World (tỉnh Bắc Giang) cho hay: Công ty luôn chủ động trong các hoạt động cải tiến, là nhờ có sự tham gia thường xuyên và tích cực của tổ chức Công đoàn và người lao động trong Ban Tư vấn cải tiến doanh nghiệp.

Qua đó, uy tín doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, số lượng công nhân, sản lượng, doanh thu của công ty ngày một tăng. Đó là những lợi ích nổi bật mà Chương trình Better Work mang lại cho doanh nghiệp. Ông Kim Juhong dẫn chứng, nếu như năm 2018, số lượng công nhân tại công ty là 4.540 người thì đến năm 2019 đã tăng lên 4.821 người. Sản lượng sản phẩm năm 2018 là 5.273.307 đến nay đã tăng lên 6.032.747 sản phẩm. Tương ứng với đó, doanh thu tăng từ 25.485.620 đô la năm 2018 lên 28.133.919 đô la năm 2019.

Hơn 1 năm được tham gia vào Ban Tư vấn Cải tiến doanh nghiệp theo chương trình Better Work, điều khiến chị Nguyễn Thị Ba - công nhân Bộ phận Cắt xưởng 1 Công ty TNHH Viet Pan Pacific World tự hào nhất là mình được đào tạo, cập nhật nhiều kiến thức về Luật Lao động, an toàn vệ sinh lao động, có thể tự tin trình bày ý tưởng cải tiến sản xuất trước tập thể. Và đặc biệt, có khả năng thu thập và chuyển tải ý kiến của người lao động tới Ban lãnh đạo công ty, góp phần tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn.

Không chỉ riêng chị Ba, mà nhiều công nhân lao động tham gia vào chương trình đều nhận thấy sự trưởng thành khi họ được nói lên tiếng nói của mình, bày tỏ quan điểm của mình, cùng đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho chính mình.

Theo Better Work Việt Nam, ngành may mặc tại Việt Nam hiện đang rất phát triển, ước tính có khoảng gần 6.000 nhà máy dệt và may, tạo ra hơn 2,5 triệu lao động hàng năm, trong đó hơn 80% lao động ngành may là nữ giới. Hầu hết số lao động ngành may đều là người trẻ và đến từ các vùng nông thôn. Từ năm 2009, Better Work Việt Nam đã hợp tác với người lao động, chủ doanh nghiệp, và Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong các doanh nghiệp dệt may.

Cụ thể: Với người lao động, lợi ích nhận thấy rõ là chương trình giúp ngăn chặn việc lạm dụng Hợp đồng thử việc và các Hợp đồng lao động không mang tính bảo vệ khiến người lao động rơi vào tình trạng việc làm không ổn định. Cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn: Thời giờ làm việc, chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội, thai sản, làm thêm giờ. Tác động tích cực đến cơ hội giáo dục con em người lao động thông qua việc làm tốt hơn cho người lao động, để từ đó họ có khả năng chi trả học phí cho con em họ cao hơn và đảm bảo cuộc sống tốt hơn.

Với doanh nghiệp, chương trình không chỉ giúp cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn, mà còn đạt được lợi nhuận cao hơn. Theo nghiên cứu, những nhà máy cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, sẽ có mức lợi nhuận cao hơn 8% so với đối thủ. Điều này cho thấy được mối liên hệ giữa điều kiện lao động tốt hơn và lợi nhuận cao hơn theo thời gian.

Ngọc Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

(LĐTĐ) Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ giải quyết, bảo đảm việc làm cho thanh niên đang được đặt ra khi xem xét sửa đổi Luật Việc làm.
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

(LĐTĐ) Theo Cục thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024, Thành phố giải quyết việc làm cho 213.200 lao động, vượt 29,1% kế hoạch năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động