Tăng cường đối thoại để thể hiện ý Đảng hợp lòng dân
Tạo sức bật mới cho doanh nghiệp và người lao động | |
Xây dựng Đảng, nhìn từ một chi bộ | |
Kỳ cuối: Làm sao để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh? |
Kỳ 1: Từ tư tưởng lấy dân làm gốc
Không phải ngẫu nhiên, cha ông ta xưa luôn đề cao tinh thần “lấy dân làm gốc”. Chính dựa vào nguyên tắc này, suốt chiều dài hơn 4.000 năm lịch sử, các bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc đã tập hợp nhân dân tạo nên sức mạnh vô địch vùng lên đánh đuổi quân thù xâm lược để thể hiện chân lý "sông núi nước Nam vua Nam ở". Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nghe theo lời hiệu triệu của Đảng, của Việt Minh, của Hồ Chí Minh cả nước nhất tề nổi dậy dành độc lập - tự do cho Tổ quốc. Bài học về lấy dân làm gốc, gần dân, lắng nghe dân của các bậc tiền bối xưa nói chung, của Bác Hồ vĩ đại mãi vẹn nguyên giá trị.
Theo các chuyên gia lịch sử, ý thức “dân là gốc” được hình thành từ rất sớm. Triều nhà Lý, trong bộ luật Hình thư, công bố năm 1042 đã xác định: Chăm lo đến đời sống người dân trăm họ, chỉnh đốn pháp luật sao cho giảm bớt nỗi khổ của dân, xóa bớt bất công trong thiên hạ. Trước họa giặc Tống hùng mạnh, Lý Thường Kiệt đã viết lời hịch vang dội “Nam quốc sơn hà” để phát động toàn dân đánh giặc. Được quân sĩ và nhân dân đồng lòng hưởng ứng, cùng với tài thao lược của mình, Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo việc đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù.
Triều nhà Trần kế thừa nhà Lý, ý thức “Dân là gốc” lại được phát huy cao hơn. Giặc Nguyên - Mông hung hãn và hùng mạnh nhất thời đó, nhưng cả 3 lần xâm lược đất Việt (các năm 1258, 1285 và 1287 - 1288) đều bị thất bại thảm hại. Để có được thành công to lớn như vậy, trước hết nhà Trần đã tập hợp được sức mạnh, thống nhất được ý chí của quân dân bằng việc long trọng mở Hội nghị Diên Hồng (năm 1284). Vua đã cho mời các vị bô lão, những người có uy tín nhất từ các làng, xã trong các vùng, miền về Kinh thành Thăng Long bàn việc quyết tâm đánh giặc. Khi đất nước thanh bình, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra kế sách “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc rễ, đó là thượng sách giữ nước”.
Đến Triều đại nhà Lê, ý thức “Dân là gốc” được Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết rất rõ trong mở đầu “Bình Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, và ông là người đã sớm đưa ra nhận định: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” để cảnh báo cho những ai đi ngược lại lợi ích của dân, làm trái lòng dân... Triều Nguyễn, khi vua Hàm Nghi rời Kinh đô Huế để phát động kháng chiến chống thực dân Pháp, trong lời Chiếu của mình, nhà vua đã viết: “Dân là gốc của xã tắc”.
Bài học về lấy dân làm gốc của các bậc tiên liệt được Bác Hồ kế thừa và phát huy mãi vẹn nguyên giá trị. (Ảnh: Tư liệu) |
Kế tiếp truyền thống vĩ đại của cha ông, từ ngày có Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Người luôn đặc biệt đánh giá cao vị trí, vai trò của nhân dân, quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Nước lấy dân làm gốc”. Người khẳng định: “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh”; “Đảng không có dân thì lấy đâu ra lực lượng? Dân không có Đảng thì lấy ai dẫn đường?...”.
Cũng theo các chuyên gia lịch sử, tư tưởng đó được Đảng ta nhất quán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, từ các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tuy nhiên, nhìn lại hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, bên cạnh thành công về phát triển kinh tế, vẫn còn nhiều vấn đề xã hội gây bức bối trong nhân dân. Vấn nạn cửa quyền, xa dân, lợi dụng kẽ hở cơ chế, chính sách để tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang làm mất lòng tin của dân với Đảng. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng này, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 04, Khóa XII về Xây dựng, chính đổn Đảng - trong đó đề cao công tác xây để chống; đề cao công tác tăng cường đối thoại với dân để ý Đảng thực sự hòa quện lòng dân.
Kỳ 2: Nâng cao hiệu quả bằng đối thoại
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13