Đối thoại về các vướng mắc khi triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động
Nhận diện rủi ro để ngăn ngừa tai nạn lao động | |
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho 154 cán bộ Công đoàn cơ sở | |
Hơn 100 cán bộ công đoàn được tập huấn về công tác An toàn vệ sinh lao động |
Khai mạc hội nghị, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết: Luật An toàn vệ sinh lao động có nhiều nội dung, chính sách mới được ban hành, đó là: Mở rộng chế độ, chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc, khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; Phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là mở rộng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Việc chú trọng và ưu tiên các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc…
Ông Hà Tất Thắng- Cục trưởng Cục An toàn lao động khai mạc hội nghị |
Theo đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định và hướng dẫn một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; Nghị định 44/2017/NĐ-CP về điều chỉnh giảm mức đóng. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc và đã hướng dẫn, tổng hợp và giao kế hoạch kinh phí cho các địa phương triển khai kế hoạch hỗ trợ huấn luyện An toàn vệ sinh lao động năm 2017 theo quy định.
Sau 3 năm triển khai chính sách mới này cũng đã gặp những khó khăn vướng mắc nhất định, vì vậy năm 2019 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trình Chính phủ ban hành vào cuối năm 2019.
Đánh giá những tác động tích cực của Nghị định 37/2016/NĐ-CP đối với người lao động và doanh nghiệp cũng như chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện, đại diện Cục An toàn lao động cho biết: Trong giai đoạn 2016 – đến 2018, đã chi khám giám định thương tật bình quân là hơn 1,9 tỷ đồng/năm; chi trợ cấp bình quân là gần 148 tỷ đồng/năm; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề bình quân là gần 67 tỷ đồng/năm; chi hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong năm 2018 là 200 triệu đồng; năm 2017 phê duyệt hỗ trợ kinh phí huấn luyện từ bảo hiểm xã hội là hơn 96 tỷ đồng cho 38.276 người; năm 2018 phê duyệt hỗ trợ huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc là gần 43 tỷ đồng.
Quang cảnh hội nghị |
Những khó khăn, vướng mắc khi triển khai Nghị định đó là: Hoạt động hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội chưa được quy định rõ ràng, cụ thể và khó thực hiện; Hoạt động hỗ trợ huấn luyện An toàn vệ sinh lao động còn nhiều vướng mắc do mức hỗ trợ thấp; Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực bởi Nghị định 44/2017/NĐ-CP và Nghị định 44 này cũng đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi. Bên cạnh đó, Chưa thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu, kết nối và chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách giữa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt để phục vụ công tác nghiên cứu, điều chỉnh mức đóng vào quỹ phù hợp hơn với từng ngành, nghề, lĩnh vực có mức độ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khác nhau…
Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan trung ương để thực hiện tốt hơn công tác An toàn vệ sinh lao động. Trong đó, đại diện Sở Lao động- Thương binh và xã hội Hà Nội kiến nghị: Theo Luật An toàn vệ sinh lao động quy định doanh nghiệp hàng năm phải đánh giá quan trắc môi trường lao động (thuộc quản lý của Bộ Y tế): Luật bảo vệ môi trường quy định doanh nghiệp hàng năm phải đánh giá quan trắc môi trường (thuộc quản lý của Bộ Tài nguyên). Thực tế 02 hoạt động đánh giá này có phương pháp, mẫu, vi trí đánh giá gần như nhau. Tuy nhiên, theo quy định doanh nghiệp phải thực hiện song song 2 nội dung, gây tốn kém, phiền hà. Vì vậy, đại biểu đề nghị thống nhất 02 nội dung này là một; Nâng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động để nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28