Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Nhật Bản
![]() | Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Cộng Hòa Séc |
![]() | Thủ tướng kết thúc thăm Hoa Kỳ với chuỗi 45 hoạt động |
![]() | Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hoa Kỳ |
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân lên đường thăm chính thức Nhật Bản, từ ngày 4/6-8/6/2017 (ảnh:TTXVN) |
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/09/1973. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
Nhật Bản là nước đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam từ tháng 10/2011. Hiện Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Nhật Bản đã có chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên. Nhà vua Akihito nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau cũng như sự gắn bó hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi đó khẳng định sự kiện này mở ra chương mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23, tổ chức tại Tokyo. Đây là một trong những diễn đàn thường niên, có uy tín ở Châu Á, có sự tham dự của Lãnh đạo Cấp cao và chính khách nhiều nước Châu Á cũng như các tập đoàn lớn trên thế giới. Hội nghị thường thảo luận về những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển, hòa bình và thịnh vượng của Châu Á.
Chủ đề của Hội nghị năm nay là “Chủ nghĩa Toàn cầu hóa giữa ngã tư đường - Bước đi tiếp theo của Châu Á”, tập trung thảo luận về vấn đề toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, ASEAN, vấn đề an ninh của Châu Á…
Theo Châu Như Quỳnh/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học
Tin khác

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập
Sự kiện 11/04/2025 15:38

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 12:24

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 10:26

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 09/04/2025 19:09

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025
Sự kiện 09/04/2025 13:56

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4
Sự kiện 09/04/2025 08:46

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức
Sự kiện 08/04/2025 18:40

Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng
Sự kiện 08/04/2025 17:41

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
Sự kiện 07/04/2025 16:34

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Sự kiện 05/04/2025 16:27