Thủ tướng kiểm tra việc tu bổ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 3/12, sau khi kiểm tra công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 3 tháng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Ban Quản lý Lăng. 
thu tuong kiem tra viec tu bo lang chu tich ho chi minh Giữ gìn lâu dài thi hài Bác là góp phần chống các luận điệu xuyên tạc
thu tuong kiem tra viec tu bo lang chu tich ho chi minh Tiếp tục tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 6/12

Báo cáo với Thủ tướng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương, Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết Ban Quản lý đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ năm 2017, giữ gìn thi hài Bác ở trạng thái tốt nhất; chỉnh trang cảnh quan, cơ sở hạ tầng ngày càng đẹp hơn, phục vụ đón tiếp người dân và du khách nước ngoài ngày càng tốt hơn; bảo đảm an ninh, an toàn.

thu tuong kiem tra viec tu bo lang chu tich ho chi minh
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Khác với những năm trước, thời gian làm công tác tu bổ định kỳ là 2 tháng, năm 2017 do có nhiều hạng mục quan trọng, thời gian tu bổ kéo dài hơn 1 tháng. Trong đó, có việc tiến hành thay thế hoàn toàn tổ hợp điều hòa trung tâm hiện đại, bảo đảm sử dụng an toàn, hiệu quả, độ ồn thấp phục vụ tốt hơn công tác bảo quản, gìn giữ thi hài Bác trong môi trường tốt nhất.

Theo Ban Quản lý Lăng, trong năm 2017, có hơn 2,2 triệu lượt người, trong đó có hơn 500.000 khách nước ngoài vào Lăng viếng Bác và hơn 400.000 lượt người đến thăm Khu di tích K9.

Ban Quản lý Lăng đã phục vụ nước uống, bánh mỳ miễn phí cho khoảng 55.000 lượt khách đến viếng Bác vào các dịp lễ lớn. Theo kế hoạch, ngày 5/12 tới, Lăng Bác sẽ mở cửa trở lại, phục vụ khách đến tham quan và vào viếng Bác.

thu tuong kiem tra viec tu bo lang chu tich ho chi minh
Thủ tướng thị sát khu vực Lăng Bác. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành và thành phố Hà Nội, Thủ tướng đánh giá Ban Quản lý Lăng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Triển khai công tác duy tu, bảo dưỡng Lăng Bác, giữ gìn thi hài Bác một cách tốt nhất trong 3 tháng qua.

Khu vực Quảng trường Ba Đình đã được nâng cấp, tôn tạo theo đúng chương trình, góp phần làm đẹp diện mạo chung của Thủ đô Hà Nội. An ninh, an toàn của khu vực được bảo đảm, không để xảy ra sự cố.

Cho biết thường xuyên theo dõi lượng khách đến tham quan, vào Lăng viếng Bác, Thủ tướng đánh giá cao Ban Quản lý Lăng đã phục vụ tận tình, chu đáo nhân dân tới viếng Bác, với số lượng ngày càng đông hơn (tăng gần 12% so với năm 2016).

“Hình ảnh mà chúng tôi ấn tượng là nhiều đoàn khách quốc tế, ngay trong sáng nay, tới thăm Lăng Bác, thể hiện sự hồ hởi, phấn khởi”, Thủ tướng nói và cho rằng, Ban Quản lý Lăng đã hoàn thành xuất sắc, đúng chất lượng, tiến độ công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ công trình Lăng và Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ. Các công trình kỹ thuật của Lăng hoạt động an toàn, tin cậy. Kiến trúc khu vực, cảnh quan môi trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Việc nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống lát đá vỉa hè, đường, tuyến phố đi bộ khu vực Lăng bảo đảm chất lượng.

Thủ tướng đánh giá cao việc Hà Nội trồng 37 cây quý tại khu vực Lăng Bác, đồng thời nhấn mạnh việc phải làm cho Hà Nội ngày càng xanh hơn, nhất là khu trung tâm.

thu tuong kiem tra viec tu bo lang chu tich ho chi minh
Thủ tướng đề nghị năm 2018, Ban Quản lý Lăng tiếp tục thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đề nghị năm 2018, Ban Quản lý Lăng tiếp tục thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đặc biệt đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nhiệm vụ y tế, nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đổi mới công tác đón tiếp, tuyên truyền nhằm phát huy tốt giá trị văn hóa, chính trị của công trình Lăng trong giai đoạn mới. “Tôi có tiếp xúc cử tri ở nhiều vùng thì nhiều đồng chí lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh, nhất là các tỉnh phía nam, có ước mơ ra viếng Bác một lần trước khi chết nhưng cũng chưa có điều kiện”, Thủ tướng cho biết và yêu cầu Ban Quản lý Lăng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong cả nước để tiếp tục tổ chức các đoàn gia đình chính sách, người có công về Thủ đô, vào Lăng viếng Bác.

Phải tiếp tục công tác bảo đảm an ninh an toàn, Thủ tướng nêu rõ, thường xuyên tổ chức tập luyện các phương án bảo vệ, ứng phó các tình huống, kiên quyết không để xảy ra sự cố.

Thủ tướng nhấn mạnh việc chuyển giao, làm chủ công nghệ ở những khâu quan trọng; kiện toàn Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước để bảo đảm gìn giữ lâu dài, tuyệt đối an toàn thi hài Bác cũng như công trình Lăng.

Thủ tướng gợi ý Hà Nội chủ trì, nghiên cứu việc mở một tour du lịch, với trung tâm là Lăng Bác và kết nối với Hoàng Thành Thăng Long- Cột cờ Hà Nội- Chùa Một Cột- Bảo tàng Hồ Chí Minh- Khu di tích K9 để người dân có nhiều ấn tượng hơn, thỏa mãn hơn trong chuyến tham quan, viếng Bác.

“Mình nói về kiến tạo thì mình phải chủ động hơn trong tổ chức công việc. Thủ tướng đã có chủ trương mở cửa Khu K9 cho khách nước ngoài tham quan thì các đồng chí phải tổ chức ngày càng tốt hơn, an toàn hơn, dịch vụ tốt hơn”, Thủ tướng nói. Nếu có khoảng 30-40% số lượng người đến viếng Bác mà lên thăm Khu K9 thì đã được coi là thành công.

thu tuong kiem tra viec tu bo lang chu tich ho chi minh
Thủ tướng gặp các vị khách nước ngoài tham quan khu vực Lăng Bác. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

*Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng đoàn công tác vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; trực tiếp kiểm tra công trình điều hòa trung tâm và các hạng mục tu bổ, tôn tạo, khu vực đón tiếp khách đến viếng Bác.

Theo Đức Tuân/ baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Xem thêm
Phiên bản di động