Thủ tướng dự Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì sự kiện.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự diễn đàn |
Ngoài ra, sự kiện có sự tham dự của Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương. Cùng tham dự có gần 2000 đại biểu, gồm 11 đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 50 chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng trên 70 cơ quan thông tấn báo chí tham dự và đưa tin.
Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 là sự kiện đầu tiên thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Kinh tế Trung ương và Ban cán sự đảng Chính phủ, được phối hợp tổ chức bởi Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Tập đoàn IEC.
Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 gồm có: Phiên Diễn đàn cấp cao với chủ đề: “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4” và 05 phiên hội thảo chuyên đề với các chuyên gia đến từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), các doanh nghiệp và tổ chức tư vấn quốc tế hàng đầu về công nghiệp 4.0.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng triển lãm |
Việc tổ chức Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 với Phiên Diễn đàn cấp cao “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4” và 05 Phiên hội thảo chuyên đề trong thời điểm này là đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có chính sách phát triển công nghiệp.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại Diễn đàn, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh rằng, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 là thách thức chung của các quốc gia, nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó càng lớn.
Cách mạng công nghiệp mới một mặt mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt, đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.
Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, sự liên kết và gắn kết trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn tới vấn đề biên giới mềm, quyền lực mềm, vấn đề an ninh không gian mạng và an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia, từ đó đòi hỏi cần có sự ứng phó chủ động và kiểm soát tốt để bảo đảm chủ quyền và an ninh cho người dân và đất nước.
Mở đầu chuỗi chuyên đề của Diễn đàn, Phiên Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4” tập trung trao đổi về thực trạng triển khai và ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 tại Việt Nam; đề cập đến một số xu hướng nổi bật về công nghiệp 4.0; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực tiếp cận CMCN lần thứ tư.
Tại phần tọa đàm, diễn giả từChính phủ, bộ ngành và các chuyên gia quốc tếtrả lời các câu hỏi, đồng thời, lãnh đạo các doanh nghiệp đề xuất một số chính sách và kế hoạch triển khai các chương trình hành động trong thời gian tới để Việt Nam chủ động tham gia, bắt kịp xu hướng công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06