Thu hẹp khoảng cách về giới

(LĐTĐ) Điểm mới trong chính sách đối với lao động nữ trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) là tiến tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách về giới trong đó có việc trao cho lao động nữ quyền tự quyết định lựa chọn làm các công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con nhỏ trên cơ sở được thông tin đầy đủ về các công việc đó và điều kiện bảo hộ lao động.
thu hep khoang cach ve gioi Tuổi nghỉ hưu: Nên thu hẹp dần khoảng cách về giới

Trước đây, nhiều nước công nghiệp phát triển đều từng ban hành danh mục công việc không được phép sử dụng lao động nữ hoặc thông qua các Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có quy định việc cấm và hạn chế sử dụng lao động nữ làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc trong điều kiện lao động có hại cho sức khỏe và thiên chức làm mẹ như: Công ước số 4, số 89 (cấm làm việc ban đêm); số 45 (cấm làm việc trong hầm mỏ); số 13, Điều 3 (cấm tiếp xúc chì trắng); số 136 (cấm tiếp xúc với các chất Benzen); số 3, số 103 (bảo vệ phụ nữ đang mang thai); số 127 (giới hạn trọng lượng mang vác tối đa)…

thu hep khoang cach ve gioi
Cần lấy ý kiến đầy đủ của các đối tượng chịu sự điều chỉnh trước khi hoàn thiện quy định pháp luật mới. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về việc không được sử dụng lao động nữ trong môi trường nặng nhọc, độc hai, nguy hiểm, điển hình như: Thông tư 05/TT-LB-Y tế (1986) quy định các điều kiện cấm sử dụng lao động nữ: độ chại, nặng nhọc hoặc điều kiện vật lý không bình thường; Thông tư 09/TT-LB (1986) quy định 105 danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ; Thông tư 03/TT-LB năm 1994 quy định cấm sử dụng 49 danh mục đối với lao động nữ; 83 danh mục đối với lao động nữ mang thai và đang cho con bú; Thông tư 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT năm 2011 quy định 45 danh mục công việc cấm sử dụng đối với lao động nữ; 79 công việc đối với lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH năm 2013 quy định cám 38 danh mục công việc đối với lao động nữ và 77 công việc đối với lao động nữ mang thai…

Đặc biệt, Bộ Luật Lao động hiện hành quy định Điều 155 về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, bao gồm: (i) Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; (ii) Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng đủ lương.

Điều 160 quy định những công việc không được sử dụng đối với lao động nữ, bao gồm: Công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành; công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ…

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay, việc thực hiện các quy định liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới của Bộ luật Lao động năm 2012 đã bộc lộ một số vấn đề có thể không còn phù hợp. Theo đó, có những quy định bảo vệ lao động nữ, mặc dù mục đích hướng đến là tốt và không phân biệt đối xử, song có thể dẫn đến phân biệt đối xử trên thực tế như cấm một số công việc không được sử dụng lao động nữ, quy định về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn lao động nam.

Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XIV, một trong những nội dung trọng tâm mà Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Về các vấn đề xã hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo Bộ luật, trong đó có danh mục độc hại nguy hiểm đối với lao động nữ, nhằm tham vấn đông đảo các đối tượng và truyền thông, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của xã hội đối với những nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Bộ luật.

Đặc biệt, Dự thảo mới Bộ Luật Lao động (sửa đổi) quy định tại Điều 138 về Bảo vệ thai sản: “Nếu không có sự đồng ý của người lao động thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động để làm thêm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp mang thai từ tháng thứ 7 hay tháng thứ 6, nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo”. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật lần này đã thêm vào cụm từ “nếu không có sự đồng ý của người lao động”.

Tại Hội thảo tham vấn về Chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức mới đây, nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng, điểm mới trong chính sách đối với lao động nữ trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) là tiến tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong quy định tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ; người lao động bình đẳng về quyền nghỉ hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội khi thực hiện biện pháp tránh thai, khám thai, sinh con, nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau phù hợp với pháp luật BHXH; NLĐ có quyền tự quyết định lựa chọn làm các công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con nhỏ trên cơ sở được thông tin đầy đủ về các công việc đó và điều kiện bảo hộ lao động; Cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước và người sử dụng lao động trong việc tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo cho con của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới ( Điều 137).

Vì sự phát triển của nguồn nhân lực và tương lai của đất nước, thiết nghĩ, cần phải lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu sự điều chỉnh theo hướng quan tâm đến lợi ích lâu dài, bởi các quy định trong dự thảo Luật mặc dù tưởng như tạo quyền và cơ hội làm việc cho lao động nữ, song thực tế dễ tạo ra những bất lợi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của lao động nữ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Quận Hà Đông: Nhiều điểm nhấn nổi bật trong hoạt động công đoàn năm 2024

Quận Hà Đông: Nhiều điểm nhấn nổi bật trong hoạt động công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2024. Phát động phong trào thi đua năm 2025 và chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025.
Chú trọng các hoạt động chăm lo Tết cho cán bộ, chiến sĩ Công an

Chú trọng các hoạt động chăm lo Tết cho cán bộ, chiến sĩ Công an

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Công đoàn Công an nhân dân (CAND) tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"; Khai mạc Chợ Tết Công đoàn; Tổng kết công tác chăm lo cho đoàn viên năm 2024 và gặp mặt đoàn viên công đoàn trong CAND có hoàn cảnh khó khăn.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(LĐTĐ) Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn hưu trí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn hưu trí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô đã nghỉ hưu và cán bộ Công đoàn Thủ đô tham gia kháng chiến chống Pháp. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì buổi gặp mặt.
LĐLĐ quận Tây Hồ: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Công đoàn

LĐLĐ quận Tây Hồ: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn năm 2024; triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025; Tết Sum vầy năm 2025.
Đồng Nai: Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp đường kết nối Nhơn Trạch và sân bay Long Thành

Đồng Nai: Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp đường kết nối Nhơn Trạch và sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Dự án nâng cấp đường tỉnh 25B có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, dự kiến dự án hoàn thành trong năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ từ năm 2026.

Tin khác

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, lãnh đạo các ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã dự hội nghị.
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng cuối năm đã ký với đối tác. Cùng với đó, các công ty cũng tất bật chuẩn bị kế hoạch thưởng Tết cho người lao động (NLĐ).
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Xem thêm
Phiên bản di động