THPT Quốc gia 2017: HS nháo nhác tìm tài liệu ôn Giáo dục công dân
Là thí sinh tự do, năm nay em Trần Thị Thu Hương (Mỹ Hào – Hưng Yên) sẽ tham dự kỳ thi THPT quốc gia để lấy điểm xét tuyển tốt nghiệp. Năm trước, vì lý do gia đình, Hương đã phải bỏ thi 1 môn và nhận điểm liệt.
Năm nay, em quyết tâm thi lại để có bằng tốt nghiệp đi xin việc làm. Hương cho biết, sau khi lên mạng internet tìm hiểu thấy phương án thi thay đổi em rất lo lắng: “Suốt 1 năm qua em đi làm không có thời gian ôn thi, kiến thức các môn khối A đã quên nhiều nên chắc sẽ chọn bài thi khoa học xã hội để thi tốt nghiệp.
Nhưng, môn giáo dục công dân (GDCD) thì không biết phải ôn thi thế nào. Các năm trước ở trường cũng học...cho có. Tìm tài liệu ôn tập môn này giờ cũng chẳng đâu có cả. Chẳng lẽ chỉ vì thi lấy bằng tốt nghiệp cũng phải đăng ký vào lò luyện thi học ròng rã mấy tháng trời sao?” – Hương buồn rầu nói.
Ảnh minh họa |
Cũng rất lo lắng với môn GDCD, em Nguyễn Thu Phương – học sinh trường THPT Lang Sơn (Hạ Hòa – Phú Thọ) cho biết, em thi khối C: “Nếu theo quy định của Bộ GD ĐT có thể chọn chỉ thi Sử và Địa trong bài thi Khoa học tự nhiên và bài thi GDCD chỉ thi cho khỏi bị điểm liệt để xét tốt nghiệp là được.
Nếu các trường ĐH CĐ năm nay lại thay đổi tổ hợp môn xét tuyển và chọn điểm cả bài thi Khoa học xã hội chứ không chỉ khối C thì thật khó khăn. Muốn đạt điểm cao để xét tuyển thì phải học sâu, có hệ thống. Mà môn học này ngay từ cấp 3 đã mất gốc rồi. Bây giờ em chỉ hi vọng các trường ĐH CĐ đừng lấy điểm môn GDCD nữa, vì em đã tìm khắp các hiệu sách, cả trên mạng cũng không có tài liệu nào ôn thi môn này cả”.
Môn học Giáo dục công dân cũng là nỗi lo của rất nhiều lãnh đạo các trường THPT trong việc định hướng giảng dạy, ôn tập cho học sinh. Ông Lê Vinh – Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) cho rằng: “Việc thi trắc nghiệm thực ra học sinh cũng đã làm quen với các môn Lý, Hóa, Sinh, nhưng GDCD là môn thi chính thức của kỳ thi thì khá mới vì đây vốn không phải là môn học được các em chú trọng” - ông Vinh nói.
Ông Vinh cũng cho biết, ngay sau khi có phương án thi trường này đã phải tổ chức họp tổ bộ môn GDCD để lên kế hoạch. Trường đã yêu cầu giáo viên bộ môn phải viết lại hết khung chương trình, lên các nội dung chủ đề, yêu cầu vừa dạy như truyền thống vừa đưa ra hướng xây dựng các bộ câu hỏi trắc nghiệm để học sinh làm quen.
Tương tự, ông Nguyễn Quang Tuấn – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Thái Nguyên chia sẻ: “Lãnh đạo và giáo viên trong trường lo nhất là môn GDCD. Trường sẽ phải điều chỉnh để đảm bảo mục tiêu chống điểm liệt. Ngay sau khi Bộ công bố đề thi mẫu, trường sẽ có những bước đi hợp lý, có thể là tăng tiết dạy” – ông Tuấn nói.
Nói về môn thi này, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, đưa môn GDCD vào là môn thi chính rất cần thiết. Nhất là trong bối cảnh việc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh càng ngày càng phải tăng cường hơn như hiện nay: “Tôi cho rằng, học sinh không cần quá lo lắng về môn thi này.
Những kiến thức cần học và ôn tập sẽ sớm được Bộ GD ĐT khoanh vùng, định hướng. Sau khi có đề minh họa, sẽ có nhiều tài liệu từ các giáo viên, nhà trường, các Sở để các em tham khảo và học tập. Đây cũng là một môn thi khá nhẹ nhàng và các kiến thức gần gũi với cuộc sống nên học sinh sẽ không phải mất nhiều thời gian để ôn tập”
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29