Thỏa ước lao động tập thể: Nâng cao hiệu quả thương lượng
Vẫn còn nhiều hạn chế
Ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành Đường sắt Việt Nam |
Tại buổi thảo luận, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho biết, nhiệm kỳ 2013 – 2018, với sự thay đổi tư duy sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ và cách thức tổ chức thực hiện hoạt động tổ chức công đoàn hướng về cơ sở, lấy cơ sở là địa bàn hoạt động, tất cả vì người lao động, công tác thương lượng, ký kết và thực hiện hiệu quả TƯLĐTT đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Số lượng các bản TƯLĐTT được ký kết vượt chỉ tiêu Đại hội XI đề ra; chất lượng TƯLĐTT tiếp tục được nâng cao với nhiều bản TƯLĐTT có nhiều nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật cho người lao động; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã thực hiện được vai trò đại diện tập thể người lao động tại nơi chưa thành lập CĐCS ký kết và thực hiện TƯLĐTT; TƯLĐTT ngành trung ương, địa phương, tổng công ty được triển khai và đạt được kết quả tốt; TƯLĐTT các hình thức khác đã được cụ thể trong thực tiễn thông qua thương lượng và ký kết thành công TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp; xây dựng được cơ sở dữ liệu về TƯLĐTT thông qua thư viện TƯLĐTT; hình thành được đội ngũ giảng viên – chuyên gia về TƯLĐTT ...
Các chỉ tiêu cụ thể của nhiệm kỳ 2018 - 2023 về TƯLĐTT - Từ 70% trở lên CĐCS đủ điều kiện thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT. - Phấn đấu 95% TƯLĐTT đã ký kết được phân loại, trong đó ít nhất: 10% TƯLĐTT đã ký kết được phân loại A; 35% TƯLĐTT đã ký kết được phân loại B; 35% TƯLĐTT đã ký kết được phân loại C; Dưới 10% TƯLĐTT đã ký kết được phân loại D; - Mở rộng thực hiện TƯLĐTT ngành trung ương, với: TƯLĐTT Dệt may Việt Nam tăng ít nhất 50% doanh nghiệp tham gia so với quy mô hiện tại; TƯLĐTT Đường sắt Việt Nam: mở rộng tới các doanh nghiệp ngoài Công ty mẹ - Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Ký kết lại TƯLĐTT Tổng công ty Cao su Việt Nam. - Thực hiện TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp: phấn đấu mỗi địa phương thương lượng thành công, ký kết ít nhất 01 TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp. |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng, ký kết TƯLĐTT tập thể vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Số lượng TƯLĐTT được ký kết chưa được như mong muốn; thương lượng tập thể còn chưa thực chất, chưa đúng trình tự, quy định của pháp luật; chất lượng các bản TƯLĐTT còn nhiều hạn chế, số bản TƯLĐTT có nội dung về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bữa ăn ca còn ít; vai trò hỗ trợ, hướng dẫn của công đoàn cấp trên cơ sở chưa tương xứng; việc mở rộng, triển khai TƯLĐTT ngành còn chậm, không đạt chỉ tiêu đề ra …
Đại diện LĐLĐ tỉnh Bình Định nhận xét, phần lớn các TƯLĐTT chưa tiến hành đúng quy trình thương lượng, chất lượng chưa cao, chưa bắt nguồn từ ý chí của người lao động. Rất ít CĐCS thương lượng được những quy định có lợi cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương.
Đại diện LĐLĐ thành phố Đà Nẵng thì phản ánh, qua tổng hợp đánh giá của các cấp công đoàn, hiện nay tại nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động còn xem Thỏa ước lao động tập thể chỉ là sự “đòi quyền lợi” của tổ chức công đoàn và người lao động đối với doanh nghiệp; chính vì vậy công tác xây dựng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể ở nhiều doanh nghiệp chưa được người sử dụng lao động hiểu và nhìn nhận một cách đúng đắn, vẫn còn những bản Thỏa ước lao động tập thể mang tính hình thức và chưa thực chất. Thực trạng hiện nay về Thỏa ước lao động tập thể đang tồn tại “04 cái không thật”, đó là: Đối tác không thật - thương lượng không thật - nội dung không thật - thực hiện không thật.
Xây dựng, ký kết TƯLĐTT phải trở thành nhiệm vụ chiến lược
Nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính nhận định: Trong 5 năm tới, với việc Bộ luật Lao động đang được xem xét sửa đổi theo hướng tăng cường sự thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, sự cho phép ra đời tổ chức đại diện tập thể người lao động bên cạnh Tổng LĐLĐViệt Nam; Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động sâu sắc tới tổ chức và hoạt động của công đoàn; CĐCS khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài sẽ là địa bàn chính tổ chức hoạt động … đòi hỏi các cấp công đoàn phải khắc phục những mặt hạn chế nói trên, thực hiện tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa việc thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT nhằm giữ được đoàn viên hiện có, thu hút thêm đoàn viên mới, củng cố vững chắc vị trí của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quan hệ lao động, trong hệ thống chính trị nước ta.
Để thực hiện được mục tiêu này, tại hội thảo, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp như: Cần tiếp tục xác định công tác xây dựng, ký kết TƯLĐTT là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của tổ chức công đoàn trong giai đoạn hiện nay từ đó tiếp tục thường xuyên đổi mới công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ công đoàn từ cơ sở đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về công tác Thỏa ước lao động tập thể.
Các cấp công đoàn cần phân công cán bộ thường xuyên tư vấn, hỗ trợ CĐCS về công tác xây dựng, ký kết TƯLĐTT và đồng hành cùng cơ sở trong quá trình thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, cập nhật theo dõi tình hình thỏa ước và thực hiện TƯLĐTT trong các khu công nghiệp để thông báo cho cơ sở biết về thời hạn đã hết, sắp hết, giúp cán bộ CĐCS quan tâm thường xuyên đến công tác Thỏa ước lao động tập thể.
Công đoàn các cấp cũng cần nghiên cứu đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để cùng thực hiện tốt hơn công tác Thỏa ước lao động tập thể tại địa phương, sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập thể để phù hợp hơn trong tình hình mới, tăng cường công tác thanh kiểm tra và tăng cường thực hiện chế tài khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
Ngoài ra, công đoàn các cấp cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành tuyên truyền pháp luật, quy định về TƯLĐTT đến người lao động và người sử dụng lao động để họ chấp hành tốt hơn đồng thời phát huy công cụ “đình công” khi cần thiết để đạt được kết quả tốt hơn trong việc thương lương, ký kết và thực hiện TƯLĐTT.
Bên cạnh đề xuất giải pháp, các đại biểu cũng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam một số vấn đề liên quan như: Kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Tố tụng lao động nhằm tạo cơ sở pháp lý trong việc phát huy sức mạnh của tập thể lao động nhằm nâng cao chất lượng thương lượng tập thể cũng như về trình tự của pháp luật để giải quyết trường hợp thương lượng tập thể không thành; Kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động hoặc Chính phủ ban hành Nghị định quy định về vai trò và quyền của Công đoàn cấp trên cơ sở tham gia trực tiếp cùng với CĐCS trong thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước.
Cần có các quy định và chế tài đủ mạnh hoặc CĐCS tổ chức các hành động tập thể (không phải là đình công) nếu quá trình thương lượng khó khăn, doanh nghiệp cố tình dây dưa, né tránh, kéo dài thời gian thương lượng; kiến nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn chi tiết thực hiện Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động năm 2012 về hình thức Thỏa ước lao động tập thể khác nhằm giúp cho việc ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp thuận lợi hơn…
Đối với Tổng LĐLĐ Việt Nam, các đại biểu cũng đề xuất cần chỉ đạo LĐLĐ các địa phương xây dựng và thành lập đội ngũ chuyên gia, chuyên hỗ trợ công đoàn cơ sở trong quá trình đàm phán, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể và thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, cập nhập kiến thức cho đội ngũ chuyên gia này.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ CĐCS về kỹ năng xây dựng, thương lượng Thỏa ước lao động tập thể, chỉ nên lựa chọn nội dung thương lượng thực chất và phải xuất phát nhu cầu của người lao động để tạo được sức mạnh tập thể trong quá trình đàm phán, thương lượng; Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cần tổ chức hội thảo, tọa đàm bàn các giải pháp nâng cao chất lượng Thỏa ước lao động tập thể, kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, doanh nghiệp có mô hình thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể hay, hiệu quả.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23