Thợ mỏ Việt Bắc vào Xuân

LĐTĐ - Năm Quý Tỵ, theo thuyết âm dương – ngũ hành là năm con Rắn nằm trong cỏ. Một năm đầykhó khăn và biến động bất thường của thiên nhiên đã tác động đến cuộc sống con người. Với vùng than Việt Bắc cũng không thể nằm ngoài sự ảnh hưởng ghê gớm ấy…

Bản lĩnh người thợ

Như mọi người vẫn nói thì năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2011-2015), với mấy chục năm đi làm mỏ, qua nhiều năm bản lề nhưng tôi chưa thấy năm nào lại có nhiều khó khăn và thử thách ghê gớm đối với vùng than Việt Bắc như năm qua. Suy thoái kinh tế thế giới và trong nước tuy chỉ mới có dấu hiệu phục hồi nhưng khó khăn triền miên, cái nọ nối tiếp cái kia. Sự nổi giận của thiên nhiên thì không có cái gì mà con người có thể  chế ngự và xoay chuyển hoặc cưỡng lại được : “Mưa – bão- lũ” liên tiếp. Cơn bão số ba vào miền Bắc dạo tháng Tám, tuy gió không lớn nhưng lượng nước mưa của hoàn lưu sau bão đã biến cả xóm Cây Bòng thuộc khu tập thể của Nhà máy xi măng La Hiên chìm trong biển nước, bị cách ly hoàn toàn như một hòn đảo cô lập. Nhà cửa đổ nát, tài sản, sách vở của con em công nhân, gia súc, gia cầm bị trôi theo dòng nước hung hãn. Moong khai thác của Công ty than Khánh Hòa ngập nước mênh mông, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc và Công ty than Khánh Hòa đã tập trung tất cả năng lực và thiết bị bơm nước khôi phục sản xuất. Nhưng thật trớ trêu mực nước rút ra sông được một vài mét thì cơn bão sau lại ập đến, mưa tiếp tục trút nước, lòng moong lại tiếp tục đầy thêm. Ở Công ty than Na Dương, mưa làm cho đất mỏ quánh lại, đất bị vò đi vò lại nhàu nhĩ khiến xe máy không thể nào lê lết được trên đường mỏ. Khó khăn trăm bề khi phải đối mặt với thiên nhiên, thậm chí cho đến tận tháng mười một là tháng cao điểm của mùa khô mà vẫn có bão, mưa liên tục trút nước xuống các công trường khai thác than, đá. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến ngành xây dựng và các công trình kiến thiết cơ bản khu vực phía Bắc đã tác động trực tiếp đến các Công ty sản xuất xi măng như La Hiên, Quán Triều và Tân Quang. Sản xuất khó khăn, các mặt hàng chủ lực như than, xi măng tiêu thụ chậm và thấp đã gây nên những ảnh hưởng không tốt đến đời sống và thu nhập của người lao động. Trong những lúc gian nguy khốn khó, bản lĩnh và quyết tâm của thợ mỏ lại  càng được đề cao hơn bao giờ hết, những cán bộ lãnh đạo Tổng công ty, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Công ty cổ phần xi măng La Hiên đã vượt lũ mang hàng cứu trợ và tiền ủng hộ các gia đình công nhân và nông dân địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ ở La Hiên và khu vực phụ cận với số tiền hàng trăm triệu đồng sau cơn bão số 3. Những gia đình và mảnh đời của các công nhân bị tai nạn, nhà nghèo hoàn cảnh gieo neo, cửa nhà dột nát ở các mỏ than, các nhà máy trong Tổng công ty đều được các cấp lãnh đạo quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ. Với nguồn kinh phí của Tập đoàn Vinacomin, quỹ “ Mái ấm công đoàn TKV” và nguồn đóng góp của các đơn vị được trên 300 triệu đồng. Số tiền quý  giá ấy đã xây dựng được 5 ngôi nhà kiên cố mới, sửa chữa lớn 2 ngôi nhà khác cho các gia đình công nhân ở Công ty cổ phần xi măng La Hiên ( huyện Võ Nhai -Thái Nguyên) Công ty than Núi Hồng ( Đại Từ – Thái Nguyên) và Công ty than Na Dương ( Lạng Sơn). Cùng cảm thông với sự mất mát, đau thương của nhân dân miền Trung bị bão lũ thiên tai, tình cảm của thợ mỏ vùng chiến khu xưa lại được thể hiện bằng sự giúp đỡ đóng góp những đồng lương tháng với số tiền trên 1.000 triệu đồng. Giúp đỡ những con em công nhân học giỏi và người tàn tật với số tiền  gần 30 triệu đồng. Vào mùa khai giảng năm học mới (2013-2014), cảm thông với những gia đình khó khăn và thu nhập thấp, Công đoàn Công ty than Khánh Hòa ( Thái Nguyên) đã tạm ứng cho vay mỗi gia đình 2 triệu đồng để các cháu có tiền đóng học và mua sách vở dụng cụ học tập cho năm học mới. Nhiều nghĩa cử cao đẹp của thợ mỏ vùng than Việt bắc được thể hiện đã góp phần giúp NLĐ vượt qua khó khăn .

Thợ mỏ vào Xuân

Tết Nguyên đán năm nay đến sớm hơn mọi năm, tôi lại hành trình đến với vùng than Việt Bắc để thăm cuộc sống của những gia đình thợ mỏ. Biết khó khăn còn nhiều , song bản chất của thợ mỏ luôn luôn yêu đời và lạc quan, họ vẫn hy vọng và tin tưởng sẽ vượt lên tất cả, mùa sản xuất cuối năm bận rộn, thời tiết vào mùa hanh khô nhưng có lẽ tại năm vừa qua mưa nhiều nên nhiều hàng cây vẫn xanh tươi chưa chịu trút lá, không khí của mùa Xuân và mùa Đông vẫn còn chồng lấn làm cho tâm hồn của mỗi người thêm ấm lại. Bản chất và cuộc sống mưu sinh đã dạy cho mỗi thợ mỏ biết hy sinh vì anh em đồng chí và cũng biết dành dụm vật chất của những lúc dôi dư để lại cho những thời điểm khó khăn. Những tài sản lớn như xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng... được sắm sanh lúc thuận lợi đến bây giờ vẫn phát huy tác dụng. Các gia đình thợ mỏ vẫn háo hức và chuẩn bị vào Xuân, những từ ngữ trong câu đối cổ mà mỗi người thuộc thợ mỏ lớp trước đến nay vẫn nhớ và mang đi từ các vùng quê đến mỏ là : Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ cây nêu và bánh chưng xanh thì bây giờ vẫn phải có thì mới gọi là Tết chứ ? Cơ chế thị trường đã qua đi mấy chục năm kể từ khi xóa bỏ bao cấp, không còn cảnh ăn chia từng cân thịt, từng yến gạo, gói mỳ chính và cũng quên đi cả cái cảnh tích lũy, chứa chấp hàng hóa tại nhà như một cái kho nhỏ không còn tồn tại. Việc quan tâm của các gia đình là ăn Tết vui vẻ, đón được nhiều người thân, bạn bè đến chung vui. Bên chén rượu xuân, người ta lại cùng nhau trò chuyện, chuyện đời, chuyện người, chuyện của ngày xuân cùng với biết bao đề tài phong phú khác. Tuy nhiên sau những câu chuyện ấy, không thể không nói đến việc làm và thu nhập cho tương lai của một năm mới đang đứng ở phía trước. Mục tiêu sản xuất thời hiện đại người ta không nói nhiều đến sản lượng là bao nhiêu mà chỉ cần nói đến hiệu quả, và đề tài bảo vệ môi trường được quan tâm như một điểm nóng nhất của sản xuất. Các công ty con, đơn vị trực thuộc đã tập trung lo thêm tiền thu nhập, Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch thì tăng thêm mỗi người một tháng lương, đơn vị khó khăn hơn thì giảm đi khoảng một nửa, nhưng chỗ nào cũng có để động viên người lao động.

Xuân đã đến với vùng than Việt Bắc, trên đường từ Hà Nội lên Lạng Sơn, qua đường 1B đi Bắc Sơn – Đình Cả -  Thái Nguyên, vượt Đèo Khế sang Sơn Dương – Tuyên Quang và trở về Vĩnh Phúc … đây đó những chùm hoa đào, hoa mơ khoe sắc bên những nương  hoa cải vàng. Có cả những hàng hoa sim, hoa mua tím xen lẫn hoa cúc quỳ vàng ruộm, tất cả đều báo hiệu mùa xuân đã về. Trong sắc xuân rộn ràng ấy, thợ mỏ vùng Việt Bắc lại náo nức chào đón, hòa nhập và đồng hành cùng mùa Xuân với một khí thế mới, một tâm hồn và sức trẻ rạo rực. Tôi bỗng nghe tiếng hát vọng ra từ căn nhà tập thể công nhân bài hát của nhạc sỹ Trần Hoàn “ Em ơi, mùa xuân đến rồi đó ….”và chợt nghĩ, lại một mùa than mới đang chờ đón những người thợ mỏ ./.

                                             Ngày cuối năm  Hà Nội – Lạng Sơn – Thái Nguyên...

                                                              N.Q.T

 

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động