Thêm mã số định danh thêm phiền phức cho dân

LĐTĐ -Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển lo ngại, luật Hộ tịch sau khi ra đời còn gây thêm phiền phức cho người dân, gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Chiều 13/8, dự luật Hộ tịch lần thứ 2 được trình xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội sau lần bị “bác” năm ngoái.

Thêm mã số định danh - chỉ thêm người thêm việc?

 

Phiên thảo luận về dự thảo luật Hộ tịch nóng ran Thường vụ Quốc hội.

Phiên thảo luận về dự thảo luật Hộ tịch "nóng ran" Thường vụ Quốc hội.

“Khai hỏa” phiên thảo luận, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đi thẳng vào vấn đề, bức xúc lớn nhất hiện tại là công dân có quá nhiều loại giấy tờ nhân thân. Hiện mỗi người trong cả cuộc đời có khoảng 20 loại giấy tờ. “Có số định danh cá nhân sẽ giảm được bao nhiêu loại giấy tờ mà công dân phải mang vác suốt cuộc đời?” - bà Mai truy vấn.

Bà Mai không giấu sốt ruột khi cho rằng, cơ quan soạn thảo chưa lý giải được khúc mắc này mà mới chỉ diễn giải mã số định danh sẽ được cấp cho trẻ từ khi chào đời, được ghi vào sổ hộ tịch và theo công dân trong suốt cuộc đời.

Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển lo ngại, luật Hộ tịch sau khi ra đời còn gây thêm phiền phức cho người dân, gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đặt một loạt câu hỏi: “Mã số định danh có thay thế chứng minh thư (CMT) hiện nay? Sổ hộ tịch được nói không thể thay thế sổ hộ khẩu, có thể khắc phục nếu thêm dữ liệu về cư trú?...”. Đọc dự thảo mới chỉ thấy khả năng tăng thêm thủ tục cho dân, tăng chi phí… là nhận xét của bà Ngân.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện chia sẻ, bản thân ông đặt nhiều kỳ vọng vào chương trình xây dựng mã số định danh cá nhân, kỳ vọng khả năng thay thế các loại giấy tờ tùy thân cho người dân. Tuy nhiên, với lần trình lại luật Hộ tịch này thì thấy kết lại có sổ hộ tịch mà sổ hộ khẩu vẫn giữ, không thống nhất. Người dân cũng vẫn có cả CMT, hộ chiếu… và các loại giấy tờ khác.

“Có thêm số định danh như vậy chỉ thêm rắc rối chứ không thay thế được gì. Như vậy khác nào chỉ thêm người thêm việc” – ông Hiện không giấu hoang mang.

Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi thì lo viễn cảnh người dân đi đâu, làm gì cũng phải về xã để cập nhật những thông tin hộ tịch.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại lần dự luật Hộ tịch “trình làng” lần đầu và đã phải gác lại cũng chỉ vì chưa trả lời được các câu hỏi này.

“Lần trước Thường vụ đã “bác” sạch, đến giờ luật còn nhùng nhằng như này mà vẫn trình tiếp. Khi các vấn đề chưa được giải quyết khả thi thì chưa trình được, trình Thường vụ còn chưa đủ điều kiện, nói gì đến việc trình Quốc hội” – Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chia sẻ ông đã bức xúc về những nội dung này từ lần thảo luận trước, giờ “vẫn bức xúc như vậy”.

Lần thứ 2 dự luật bị “gác”

“Đỡ lời” Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân trần, cơ quan thẩm tra dự luật xác định có nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để nhưng không có quyền “ách” lại, chỉ có thể trình Thường vụ quyết định. Ông Lý cho biết, dù lộ trình đề ra sau khi hoàn thành cấp mã số định danh cá nhân mục đích là để giảm các loại giấy tờ công dân nhưng phải chờ khi hoàn thành xong mới có thể tính được khả năng giảm, thay thế được bao nhiêu loại giấy tờ khác.

Ông Lý giải thích: “Chúng tôi rất thông cảm với cơ quan soạn thảo (Bộ Tư pháp) nhưng nếu Chính phủ không quyết tâm, thống nhất, để mỗi bộ theo đuổi công việc riêng của bộ mình thì không thể đạt được kết quả chung. Đưa nội dung này ra Quốc hội thì cơ quan thẩm tra cũng không biết phải chỉnh lý thế nào”.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ từ việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư quốc gia sẽ bắt đầu từ 1/1/2016 và kết thúc vào năm 2020. Sau thời điểm này, toàn bộ 86 triệu người Việt Nam đều có số định danh cá nhân, mang theo suốt đời, được gắn trên các loại giấy tờ tùy thân. Khi đó, chỉ còn thiếu khâu làm thẻ công dân điện tử để thay thế các loại giấy tờ đó.

Thời gian qua, dư luận đã từng đặt vấn đề có sự tranh giành, trùng lặp giữa 2 bộ Tư pháp và Công an trong việc phân định thẩm quyền xây dựng cơ sở dữ liệu, cấp mã số định danh cá nhân. Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo các Bộ và Chính phủ vẫn khẳng định không để bộ ngành nào “cát cứ” việc này.

Ông Cường cũng nhấn mạnh, quan điểm xây dựng luật, trước hết là vì lợi ích của người dân, để xóa bỏ mọi loại sao chụp, chứng thực giấy tờ, tránh tốn kém, phiền phức. “Chính phủ rất thấm thía việc này, quyết tâm thực hiện và hoàn thành vào năm 2020. Các Bộ cũng rất đồng thuận nên đã lập được cả một Ban chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện đề án” – Bộ trưởng Tư pháp quả quyết.

Giải đáp thêm câu hỏi về mối quan hệ giữa mã số định danh, sổ hộ tịch, hộ khẩu… Bộ trưởng Hà Hùng Cường quả quyết, tất cả những vấn đề này sẽ được rà soát vì mỗi nội dung lại liên quan đến các luật khác nhau. Vấn đề hộ khẩu liên quan đến luật Cư trú nên cần tách riêng.

Về khả năng cắt giảm, thay thế các loại giấy tờ tùy thân khi việc cấp mã số định danh hoàn thành, ông Cường khẳng định luật sẽ mang lại hiệu quả ngay. Từ 1/1/2016, người dân sẽ không cần cầm giấy tờ công dân đi làm các thủ tục hành chính vì tất cả dữ liệu về mỗi người đã được lưu trong sổ hộ tịch do nhà nước nắm giữ. Yêu cầu cấp trích lục loại giấy tờ nào cũng có thể thực hiện ngay sau thao tác tra cứu điện tử. Người dân cũng không cần trở lại nơi khai sinh để làm các thủ tục hộ tịch như đăng ký kết hôn, giám hộ… mà việc ghi chép các sự kiện này thuộc trách nhiệm của cán bộ hộ tịch.

Bộ trưởng Tư pháp cũng “gạt” lo lắng về chi phí, áp lực tăng biên chế, gánh nặng với ngân sách nhà nước… Ông Cường khẳng định sẽ sắp xếp lại đúng công việc của đội ngũ hộ tịch viên cấp xã. Còn chi phí đầu tư hạ tầng thông tin, đề án về xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư được xác định mức giá 3.000 tỷ đồng do Bộ Công an làm đang ở giai đoạn dự án khả thi. Đề án đã nhận được khoản tài trợ 10 triệu Euro cho việc thí điểm ở Hải Phòng. Nếu thực hiện tốt sẽ được cho vay thêm. Khi đó, tổng mức đầu tư cho đề án vào khoảng 120 triệu Euro, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, chỉ giá trị bằng một con đường chiều dài 100km nhưng sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho người dân, nhà nước.

Vẫn không “xuôi”, Chủ tịch Quốc hội tiếp tục “lắc đầu”: “Nói thật là luật cứ để như này đưa ra, người dân phản ứng ngay, không khác gì vụ CMT ghi cả tên bố mẹ, quyết làm xong rồi lại phải bỏ đi, tốn kém bao nhiêu mà không hiểu có lợi ích gì từ việc ghi bố mẹ vào đó. Mà việc làm CMT đó cũng nằm trong đề án này. Nói có Ban chỉ đạo thực hiện đề án rồi nhưng thử làm xem có… ngon không”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phân tích, UB Thường vụ không muốn làm khó, bàn lùi hay bác bỏ luật này những thực tế còn nhiều vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng. Ông Sơn đề nghị Thường vụ dừng dự luật một lần nữa để cơ quan soạn thảo làm lại, giải đáp các thắc mắc, trả lời những câu hỏi đặt ra.

Chốt lại nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu quyết định tiếp tục lùi dự luật đến đầu năm sau để các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện vì hiệu lực dự kiến là năm 2016, còn nhiều thời gian để chuẩn bị.

Nguồn Dân trí

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động