Thấp còi do thiếu vi chất dinh dưỡng: Thách thức thì tương lai
Phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng 2019 | |
Để thực phẩm bảo toàn được vi chất dinh dưỡng |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng chênh lệch giữa các vùng
Đây là những thông tin được GS.TS Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia đưa ra tại Lễ phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6), với thông điệp “Vi chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tổ chức vừa qua.
Trong thời gian qua Nhà nước và ngành Y tế luôn đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó có công tác phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu VCDD. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%); Việt Nam đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các VCDD khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao…
GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y Tế cùng các đại biểu khách mời cho các em học sinh uống Vitamin A tại Lễ Phát động. |
Hàng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nhờ hoạt động uống bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi ở 41 tỉnh thành; uống bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24 – 60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn (nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao) mỗi năm 2 lần, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng uống 1 liều vitamin A; đồng thời việc bổ sung vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (24,3% năm 2016) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng.
Thực trạng về thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam, đơn cử như tình trạng thiếu iốt, theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2013 – 2014 cho thấy, tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8 -10 tuổi là 9,8%, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh khoảng 60%. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua, trong khi đó theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về thanh toán tình trạng thiếu iốt mà chúng ta đã đạt được năm 2005 thì tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 -10 tuổi <5% và tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh > 90%.
Hàng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nhờ hoạt động uống bổ sung vitamin A. (Ảnh minh họa) |
Trước thực trạng trên, phát biểu tại Lễ phát động, GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngày vi chất dinh dưỡng là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm vận động và đẩy mạnh công tác phòng chống thiếu VCDD, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ. Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, các bộ ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác dinh dưỡng.
Đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn
Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, nhiệm vụ phòng chống thiếu VCDD là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011 – 2020. Chiến lược phòng chống thiếu VCDD gồm các giải pháp đồng bộ như: Bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD. Tăng cường VCDD vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu VCDD một cách lâu dài và bền vững.
Trong Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6), các bà mẹ đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A tại các điểm uống ở xã/phường, đây là hoạt động thực sự có ý nghĩa như một ngày hội “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, là món quà nhân văn trong Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Theo kế hoạch, Ngày Vi chất dinh dưỡng năm nay sẽ có trên 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi được uống vitamin A, hàng triệu trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn được tẩy giun. |
Tăng cường VCDD vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các VCDD trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Tuyên truyền và giáo dục cho người tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ và biết lựa chọn đối với các thực phẩm tăng cường vi chất là điều kiện để thực hiện thành công công tác phòng chống thiếu VCDD.
Đặc biệt, công tác truyền thông để nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho toàn dân cũng là một trong các giải pháp quan trọng. Các nội dung tuyên truyền bao gồm khuyến khích người dân sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu VCDD, biết cách lựa chọn các thực phẩm tăng cường VCDD; cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, thực hiện nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn, trẻ em trong độ tuổi và bà mẹ sau sinh cần được uống vitamin A; phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được hướng dẫn sử dụng viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất.
GS Lê Danh Tuyên cho rằng, việc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng có hiệu quả tới tăng trưởng và phát triển trẻ em nhiều hơn bổ sung một vi chất đơn lẻ. Bởi vậy, Viện Dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày; khuyến khích lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng. Cũng theo GS Lê Doanh Tuyên, người dân nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, như muối tăng cường iốt, bột mỳ tăng cường sắt kẽm, hoặc các thực phẩm có thành phần nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng này, dầu ăn tăng cường vitamin A, những sản phẩm sữa tăng cường đa vi chất… để có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Được biết, năm 2019, Viện Dinh dưỡng cấp 14 triệu viên đa vi chất miễn phí cho phụ nữ mang thai để phòng thiếu vi chất cho bà mẹ và trẻ em được triển khai tại 85 huyện nghèo trong cả nước. Viên đa vi chất có chứa 20 loại vi chất dinh dưỡng, các bà mẹ mang thai cần uống thường xuyên, đều đặn 1 viên/ngày.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00