Thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật Việt Nam
![]() | Phẫu thuật cứu sống bệnh nhân mang khối u gan 2,5kg |
![]() | Nghiên cứu lâm sàng Sữa chua uống men sống giúp trẻ phòng cảm cúm, ngừa táo bón |
Phát biểu tại buổi lễ, giáo sư Đào Văn Long - Nguyên giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thành viên hội đồng sáng lập Viện cho hay, hiện nay có tới 70% người Việt bị nhiễm Helicobacter Pylori – một loại vi khuẩn có vai trò chính gây viêm dạ dày cấp và mãn tính, trong loét dạ dày tá tràng và trong ung thư dạ dày.
![]() |
Cơ sở vật chất tại Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật được trang bị hiện đại. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
“Chúng ta cũng có khoảng trên 10 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C mạn tính, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm gạn mạn, xơ gan và ung thư gan. Có 4/10 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam thuộc hệ tiêu hóa đó là ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư thực quản đang có xu hướng tăng dần,” giáo sư Long cho hay.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, Việt Nam là quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu thay đổi thất thường kèm theo tập quán ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, môi trường ô nhiễm... là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật, trong đó có bệnh về đường tiêu hóa phát triển và biến đổi.
Tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số bệnh nhân đến khám tiêu hóa chiếm từ 35% đến 40% tổng số bệnh nhân đến khám hàng ngày. Còn tại các bệnh viện tuyến tỉnh, chỉ có một số ít bệnh viện có khoa tiêu hóa và gan mật tách riêng, còn phần lớn là đều nằm trong khoa nội chung.
Những khảo sát sơ bộ cho thấy vẫn còn một khoảng cách rất lớn trong dịch vụ y tế tiêu hóa gan mật giữa Việt Nam và thế giới, vẫn còn những khoảng trống rất lớn trong nghiên cứu tiêu hóa gan mật để phục vụ cho hoạch định chính sách và thực hành lâm sàng.
Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật đã được thành lập với mục tiêu góp phần đào tạo nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao), cũng như đưa ra những nghiên cứu, đánh giá khoa học để đề xuất các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu và ứng dụng được những kỹ thuật mới trong việc điều trị và phòng bệnh.
Ngoài chức năng nghiên cứu và đào tạo, Viện sẽ chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên các công nghệ tiên tiến vào chẩn đoán và điều trị người bệnh có bệnh lý tiêu hóa, gan mật, từ đó góp phần hạn chế những bất cập còn tồn tại, nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tiêu hóa tại Việt Nam.
Cũng trong buổi ra mắt này, các ứng dụng kỹ thuật mới trong thực hành lâm sàng bệnh lý tiêu hóa gan mật tại Viện cũng đã được báo cáo và thảo luận.
Hiện tại, Viện nghiên cứu là đào tạo tiêu hóa gan mật là một trong những cơ sở được trang bị chuyên sâu và hiện đại nhất về tiêu hóa và gan mật ở Việt Nam với: 20 giàn nội soi và 120 dây soi cao cấp
Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật có trụ sở tại Tầng 10, tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội.
Theo Thùy Giang/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

Phát huy vai trò phụ nữ thời đại mới trong công tác nữ công

Bị Everton níu chân, Arsenal gần như đầu hàng trong cuộc đua vô địch

Real Madrid gục ngã trước Valencia ngay tại Bernabeu: Cú sốc lớn cho cuộc đua vô địch La Liga

Barcelona bất lực trước Real Betis - Cơ hội bứt phá La Liga tan biến trong tiếc nuối

Giá xăng dầu hôm nay (6/4): Dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc mạnh

Nhận định trận đấu Atalanta vs Lazio: Cuộc chiến sống còn vì tấm vé Champions League
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37