Tham nhũng ở đầu tư công rất nhiều

LĐTĐ - Chiều 18/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật đầu tư công. Đa số đại biểu đồng tình với việc cần có Luật đầu tư công, nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công theo đúng mục tiêu, định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.

Tiền ngân sách bị đầu tư tràn lan, lãng phí.

Tiền ngân sách bị đầu tư tràn lan, lãng phí.

Theo dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, mục tiêu và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Đầu tư công là hoàn thiện chính sách đầu tư công phù hợp với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công nói riêng.

Góp ý cho dự thảo Luật Đầu tư công, đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TPHCM) cho rằng, cần điều chỉnh toàn diện Luật đầu tư công, từ nguồn vốn sử dụng ngân sách Nhà nước đến vốn vay của Nhà nước. Bà Dung gọi chung các khoản vốn này là ngân sách quốc gia.

Nói về nguồn lực Nhà nước bị sử dụng kém hiệu quả, đại biểu Võ Thị Dung cho hay: Thời gian qua, tham nhũng ở đầu tư công rất nhiều. Nếu không kiểm soát được điều này là có tội với người dân, với cử tri. Do đó, nguyên tắc đầu tư công phải nêu mạnh mẽ việc sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch tài chính quốc gia và Luật cần có một chương riêng để qui định cụ thể về giám sát cộng đồng, quyền hạn của cộng đồng.

Ủng hộ phải có Luật đầu tư công, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Trần Du Lịch cho rằng, Quốc hội còn nợ Luật về quản lý kinh doanh vốn Nhà nước. Bởi theo lập luận của đại biểu, khối tiền của Nhà nước đầu tư còn 2 mảng, là mảng phát triển kinh tế - xã hội và mảng đầu tư vào làm kinh tế tại các tập đoàn, tổng công ty thì hiện chưa có luật.

Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, Luật đầu tư công lần này phải đánh giá lại việc điều chỉnh đầu tư của Nhà nươc hay nguồn vốn của Nhà nước, vì hai khái niệm này khác nhau. Quan điểm của đại biểu là phải làm rõ, quản lý tất cả các nguồn vốn Nhà nước, ai sử dụng nguồn vốn đầu tư này thì phải tuân theo luật này.

“Quan điểm của tôi là luật này quản lý toàn bộ dòng vốn của Nhà nước hoặc nguồn ngân sách Nhà nước không phân biệt đó là ai, nếu sử dụng là bị chi phối. Hiện tại, chúng ta không kiểm soát được đầu tư. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư nhưng lại không nhìn thấy cụ thể một khoản nào. Chúng ta nói là quyết định đầu tư sai, vậy ai là người chịu trách nhiệm? Ai quyết định cuối cùng là người chịu trách nhiệm”, đại biểu Lịch thẳng thắn nói.

Theo đại biểu Trịnh Thế Khiết (đoàn Hà Nội), trong Luật đầu tư công, cái khó là xác định chủ đầu tư. Đây là đối tượng không có vốn mà chỉ là cấp có thẩm quyền, tham mưu thế nào ta làm thế đó. Điều này dẫn tới hậu quả các dự án vượt trần dự toán rất lớn và khi lãng phí thì chẳng ai bị gì cả. Và đây cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho tham nhũng rất lớn. Do đó, đại biểu Khiết đề nghị dự thảo luật phải xác định cho rõ chủ đầu tư các dự án công là ai.

Báo cáo thẩm tra về dự án Luật đầu tư công của Ủy ban Kinh tế yêu cầu cần xác định cụ thể hơn trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư để nâng cao tính chế tài của Luật đối với các trường hợp phê duyệt dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, tổng mức đầu tư tăng so với dự toán ban đầu, không cân đối được nguồn vốn để thực hiện, gây thất thoát, lãng phí.

Liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, tại Điều 10 quy định 14 hành vi bị cấm từ khâu phê duyệt chủ trương đến khâu theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư đối với từng chương trình, dự án. Ủy ban Kinh tế nhất trí việc quy định cụ thể như dự thảo Luật sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ngăn chặn các hành vi gây tổn hại đến nguồn lực nhà nước trong quá trình triển khai các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Về kế hoạch đầu tư trung hạn, đây là một trong những điểm mới của dự án Luật, Ủy ban Kinh tế nhất trí với quy định này vừa nâng cao tính pháp lý của kế hoạch đầu tư, vừa minh bạch hoạt động đầu tư công. Tuy nhiên, nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch trung hạn và hàng năm cần căn cứ vào khả năng huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội. Đồng thời, đề nghị quy định cụ thể hơn nội dung này để tăng tính ràng buộc chặt chẽ, bảo đảm kế hoạch đầu tư trung hạn phải là điều kiện pháp lý quan trọng trong việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm cũng như phê duyệt chương trình, dự án đầu tư cụ thể.

Ngoài ra, theo quy định, Quốc hội chỉ quyết định dự toán ngân sách hàng năm; do đó, cần làm rõ mối quan hệ giữa kế hoạch ngân sách trung hạn với kế hoạch đầu tư trung hạn. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, xem xét quan hệ giữa kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và kế hoạch vốn đầu tư 5 năm; quy định việc phân bổ vốn hàng năm cho dự án có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm.

Nguồn Dân trí

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Xem thêm
Phiên bản di động