Gia tăng học sinh vào các trường ngoài công lập

Tạo sự cạnh tranh về chất lượng dạy học

Thời gian gần đây, nhu cầu chuyển dịch của học sinh từ các trường công lập sang các trường ngoài công lập có uy tín có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ngành giáo dục trước yêu cầu cần thiết phải đề ra những giải pháp để cân bằng lại tình trạng trên.
Nhiều bất cập trong chính sách thuế đối với trường mầm non ngoài công lập
Hàng loạt trường ngoài công lập không đủ điều kiện tuyển sinh
Không phân biệt đối xử với trường ngoài công lập
Trường ngoài công lập có nhiều ưu thế

Áp lực học sinh “đội nón nón ra đi”

Ngay từ đầu năm học 2015 – 2016, số lượng học sinh các trường công lập có dấu hiệu sụt giảm. Tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì, mỗi lớp hụt từ 3 – 5 cháu. Lý do được các cô giáo cho biết, do một số cháu chuyển về quê, số còn lại gia đình xin chuyển sang các trường ngoài công lập. Chị Thu Hương (Tả Thanh Oai) cho biết, chị vừa xin chuyển cho con từ trường công lập Tả Thanh Oai 1 sang trường dân lập gần nhà. Lý do là do con chị biếng ăn, trong khi đó lớp lại đông học sinh nên cô giáo không thể sát sao được. Trong khi đó ở trường tư mỗi cô chỉ quản lý từ 5 – 7 cháu nên sẽ có điều kiện chăm sóc cháu hơn.

Tạo sự cạnh tranh về chất lượng dạy học
Trường THPT DL Lương Thế Vinh luôn có điểm xét tuyển đầu vào rất cao. ảnh minh họa

Nếu như ở các trường ngoại thành, tình trạng này diễn ra lác đác thì ở các trường nội thành lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các trường tiểu học, THCS, THPT... Trường Vinschool là một trường mới đưa vào hoạt động nhưng số lượng học sinh đã lên tới hơn 5.000 em, tập trung nhiều nhất ở khối tiểu học. Vì thế, đội ngũ giáo viên được tuyển dụng về trường trong năm học này cũng tăng đột biến. Theo cô giáo Nguyễn Thu Anh, chỉ tính riêng môn mỹ thuật của khối trường cấp 1 thuộc hệ thống Vinschool năm nay đã tuyển về gần chục giáo viên. Các môn học khác, số lượng còn đông hơn nhiều. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng, cũng cho biết thêm, những năm gần đây, quan niệm về đầu vào yếu kém của trường ngoài công lập đang dần được xóa nhòa. Với sự nỗ lực của giáo viên và học sinh, trường đã lập nên nhiều kỳ tích thuyết phục như tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lên tới 90%, số học sinh yếu kém đạo đức chỉ còn từ 2% - 4%... “Từ những kết quả thực tế đó, trường được khá nhiều phụ huynh tin tưởng, số lượng học sinh trong năm học này tăng xấp xỉ 10% so với năm trước”

Xác nhận thực tế này, thầy Nguyễn Quốc Hùng, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) cho biết, những năm gần đây, nhiều học sinh khá, giỏi cũng được phụ huynh chuyển sang trường ngoài công lập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của trường khi sĩ số các lớp bị hao hụt. Thậm chí tại nhiều trường còn phải thực hiện việc dồn lớp, điều chuyển giáo viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Cần trao quyền tự chủ cho các trường công lập

Để chấn chỉnh công tác thu chi đầu năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT đã có công văn về việc thực hiện thu chi học phí và các khoản thu khác năm học 2015 - 2016. Sở cũng đã thành lập 21 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu năm học. Để tiếp tục chấn chỉnh việc thu chi đầu năm học của các trường trên địa bàn Hà Nội, Sở GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm quyết định của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).

Trước thực tế trên, một số ý kiến cho rằng, đây là dấu hiệu tích cực phản ánh chất lượng giáo dục tại các trường ngoài công lập đang được nâng cao. Từ đó, định kiến “chỉ học sinh cá biệt mới vào dân lập” cũng dần được xóa bỏ. Đây có thể là một tín hiệu vui đối với các trường ngoài công lập nhưng ngược lại là nỗi lo lắng của các trường công lập bởi đang đứng trước áp lực cạnh tranh không hề nhỏ. Thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng cho biết, mặc dù con số học sinh xin chuyển trường trong năm học mới này không nhiều nhưng nhà trường cũng đã nhắc nhở đội ngũ giáo viên chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy để góp phần giữ vững truyền thống “dạy tốt, học tốt” của nhà trường từ nhiều năm nay.

Lý giải thực tế về sự mất cân bằng trên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội đồng giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng, cho biết: Nhu cầu của các bậc phụ huynh là muốn con được hưởng chất lượng giáo dục tốt và phù hợp với túi tiền. Hiện nay đối với các trường dân lập có 3 trạng thái: Trường đẳng cấp cao, mang thương hiệu quốc tế, quản lý theo mô hình nước ngoài dành cho những gia đình khá giả. Mô hình thứ 2 với sự đầu tư vừa phải, chú trọng chất lượng giáo dục và hiện nay nhiều trường đang thực hiện mô hình này thành công như trường Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu... Một số trường tư quy mô nhỏ, đội ngũ giáo viên không ổn định...sẽ dần thu hẹp lại và đóng cửa.

Ưu điểm của các trường dân lập là các khoản đóng góp công khai, học sinh không bị áp lực về học thêm, dạy thêm...Mặt khác phụ huynh, học sinh cảm thấy được tôn trọng hơn. Đặc biệt với việc Bộ GD-ĐT cho phép các trường triển khai chương trình nhà trường nên có sự chủ động đổi mới về phương pháp dạy học tích hợp, dạy chuyên đề, tổ chức các dự án học tập. Có điều kiện về tài chính, các trường tư thục thỏa sức đầu tư các hoạt động ngoại khóa, chương trình tiếng Anh...Những lợi thế đó phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại nên càng có điều kiện “ghi điểm” với các bậc phụ huynh. Trong khi đó, tại các trường công, áp lực dạy thêm, học thêm vẫn là gánh nặng. Thêm nữa, thời gian qua vẫn còn tồn tại tình trạng nhập nhèm nhiều khoản thu đầu năm khiến phụ huynh bức xúc. Thực tế xu hướng dịch chuyển hiện nay chủ yếu tập trung vào các trường dân lập loại 2 với mức chi phí từ 3 - 5 triệu được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, về lâu dài, để cân bằng nghịch lý này đòi hỏi các nhà quản lý cần có giải pháp cụ thể và quyết liệt hơn. Chia sẻ thêm về điều này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, do các trường chưa được trao quyền tự chủ mà vẫn thực hiện việc đánh giá, xét duyệt mức độ chuẩn bằng thi đua. Thực tế, mọi sự kiểm tra, đôn đốc không được thường xuyên, liên tục dẫn đến tình trạng một số trường, giáo viên lợi dụng mác nhà trường để trục lợi hoặc đối phó trong lúc có đoàn kiểm tra đến. Về giải pháp lâu dài để tạo sự cân bằng giữa trường công, trường tư, TS Lâm cũng cho biết, các nhà quản lý chỉ nên quản lý bằng chính sách, cần trao quyền tự chủ cho các trường nhiều hơn nữa để các trường công thực sự trở thành nhà trường dân chủ, tự chịu trách nhiệm về đào tạo. Cụ thể là giao quyền tự chủ chọn giáo viên, chủ động đưa ra những chương trình giáo dục cho phù hợp... Bên cạnh đó nên phát triển phương pháp quản lý theo mô hình giám sát cộng đồng tại từng địa phương để từ đó có những nhận xét đánh giá, công bằng...

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho đoàn viên

Trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho đoàn viên

(LĐTĐ) Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024, Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình tổ chức trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho 45 đoàn viên, CNVCLĐ đang tham gia vay vốn
Vẫn còn hơn 2.160 công trình tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Vẫn còn hơn 2.160 công trình tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Qua rà soát, đến thời điểm hiện tại, Hà Nội còn 2.164 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hoạt động từ sau khi Luật PCCC có hiệu lực. Các đơn vị đã mời các chủ đầu tư họp thống nhất biện pháp, giải pháp thực hiện, 100% chủ đầu tư cam kết lộ trình, thời gian khắc phục.
Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Y tế Thủ đô tổ chức hiến máu tình nguyện theo 2 đợt. Số lượng dự kiến là 1.800 đơn vị máu, chỉ tiêu.
Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ kỳ thi vào lớp 10

Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ kỳ thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không được gợi ý cha mẹ học sinh hỗ trợ, đóng góp phục vụ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào.
Cử tri đề nghị Thành phố chú trọng đầu tư xây mới hệ thống trường công lập

Cử tri đề nghị Thành phố chú trọng đầu tư xây mới hệ thống trường công lập

(LĐTĐ) Cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có giải pháp hiệu quả về đầu tư trường công lập các cấp, đáp nhu cầu và mật độ dân số ngày càng phát triển của Thủ đô. Đồng thời, kiến nghị có giải pháp để quản lý các trường quốc tế.
TP.HCM: Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan BHXH để lừa đảo

TP.HCM: Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan BHXH để lừa đảo

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, không có chủ trương yêu cầu người lao động cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID. Đồng thời, khuyến cáo người dân và người lao động cần nâng cao cảnh giác để tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo.
TP.HCM: Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế cho doanh nghiệp Việt

TP.HCM: Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế cho doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội chợ “Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024” tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC).

Tin khác

Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ kỳ thi vào lớp 10

Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ kỳ thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không được gợi ý cha mẹ học sinh hỗ trợ, đóng góp phục vụ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.
Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Academic tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức bế mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động