Tăng lương 5% và những điều trăn trở
Quốc hội chính thức 'quyết' tăng 5% lương cơ sở từ ngày 1/5/2016 | |
Tăng lương hưu theo phương án nào? |
Liên quan đến vấn đề tiền lương, nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/5/2016, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức sẽ tăng 5%, tăng 60.000 đồng so với trước. Theo đó, mức lương cơ sở được điểu chỉnh từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng. Riêng lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công vẫn giữ mức tăng 8% như năm 2015. Ngoài ra, nghị quyết còn đề xuất điều chỉnh tiền lương với người có mức lương hưu và trợ cấp mất sức lao động dưới 2 triệu đồng/tháng, đồng thời điều chỉnh mức trợ cấp với đối tượng giáo viên mầm mon có thời hạn công tác trước 1995 để lương hưu đạt mức lương cơ sở. Về cơ sở để tăng lương, trao đổi với PV, đại diện Bộ Tài chính cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính cùng Bộ Kế hoạch- Đầu tư đã ngồi lại và tham mưu cho Chính phủ cân đối mọi nguồn thu- chi. Sau khi cân đối, Chính phủ tính toán vẫn dành khoảng 11.000 tỷ đồng để cải thiện đời sống cán bộ công chức, người làm công ăn lương.
Các đại biểu Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 |
Vào sáng qua (11/11) sau khi Quốc hội nhấn nút thông qua nghị quyết ngân sách nhà nước năm 2016, nhiều đại biểu đều tỏ ra rất phấn khởi. Một số đại biểu cho hay: Trong kỳ họp Quốc hội, người đứng đầu ngành Tài chính thông báo ngân sách nhà nước khó có khả năng tăng lương trong năm 2016. Nhưng ngay sau đó, Chính phủ đã cân đối được nguồn ngân sách cho việc tăng lương, dẫu ít song cũng thể hiện được ý nguyện của cử tri và lời hứa của Chính phủ. ĐB Bùi Sỹ Lợi bình luận: Tăng 60.000 đồng là thấp, nhưng người lao động còn có hệ số lương nữa để nhân lên. Do vậy sẽ giúp cải thiện phần nào đời sống của một bộ phận cán bộ, công chức có thu nhập thấp. Song vấn đề đặt ra, nếu tăng lương 5% mà Chính phủ không gìm được giá có thể dẫn đến kết quả ngược. ĐB Lợi cho hay: Sau khi đã thông qua nghị quyết, Quốc hội sẽ khuyến nghị và giám sát Chính phủ về các giải pháp kìm chế lạm phát. Vì nếu không kìm chế giá cả thì tăng lương sẽ không còn ý nghĩa. Một đại biểu ở Quảng Ninh, địa phương đi tiên phong trong việc sáp nhập các cơ quan của hệ thống chính trị - đoàn thể - chính quyền, nhận xét: Một miếng bánh chia cho mười người rõ ràng sẽ không bằng chia cho năm người.
Nếu chúng ta chỉ theo đuổi mục đích nâng lương cơ bản từ 1.150 .000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng như nghị quyết; thậm chí, thời gian tới tăng thêm xét cho cùng chỉ có nhà nước và người hưởng lương là thiệt. Vì tiền ít phải chia cho nhiều người. Trong khi đó, hiện tại bộ máy hành chính công không chỉ rườm rà nhiều biên chế, mà ngay bộ máy hệ thống chính trị... cũng cồng kềnh, chồng chéo. Vậy tại sao chúng ta không quy hoạch lại cho bộ máy chính trị, hành chính thực sự gọn nhẹ? Làm như vậy, ngân sách nhà nước không quá nặng cho chi lương, người hưởng lương cũng nhận được đồng lương cao mà đồng thời còn thực hiện được đúng chiến lược mà Bộ chính trị từng đề ra là thu gọn bộ máy chính quyền, đoàn thể, hệ thống chính trị lại với nhau để không xảy ra sự chồng chéo. Đối với những cơ quan hưởng thụ ngân sách 100%, thì việc tăng vị không có gì phải lo lắng. Có chăng, với những đối tượng được tăng lương mà có thu nhập thấp chỉ lo tăng lương có khi không bù nổi trượt giá. Nhiều ý kiến mong muốn, cùng với việc tăng lương, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương phải có giải pháp mạnh để kìm giá.
Tuy nhiên, với các cơ quan hành chính sự nghiệp có thu khi tuân thủ các quy định tăng lương của Chính phủ nhưng lại không thuộc diện hưởng ngân sách thì sẽ thế nào? Nói về vấn đề này, một thành viên của UB Tài chính, ngân sách Quốc hội cho hay: Tăng lương thêm 5% bắt đầu từ 1/5/2016 về cơ bản áp dụng cho những nhóm thụ hưởng ngân sách nhà nước; nhưng với những đơn vị sự nghiệp có thu; cơ quan thuộc nhà nước (hệ thống đoàn thể, chính trị...) hạch toán độc lập chắc chắn cũng phải trả lương cho người lao động theo đúng quy định của Chính phủ. Đặt trong bối cảnh hiện nay, có lẽ nhiều cơ quan sẽ rất khó khăn và áp lực tiền lương đặt lên vai người lãnh đạo rất lớn. Do đó, thiết nghĩ, để giảm bớt khó khăn cho các loại hình đơn vị này, nên chăng khi cụ thể hóa nghị quyết của QH, Chính phủ cần có những quy định việc cơ quan chủ quản của các đơn vị sự nghiệp trên trích phần quỹ ngân sách của đơn vị theo luật để hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp có thu... có nguồn chi cho việc tăng lương.
Tuệ Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31